Tại Trung tâm Y tế TP. Thuận An,ìnhDươngtăngcườngkiểmsoátvệsinhantoànthựcphẩmtạichợvàcơsởsảnxuấlịch thi đấu vòng 5 ngoại hạng anh trong quá trình kiểm tra 911 mẫu thực phẩm, các lực lượng chức năng phát hiện 20 mẫu chứa hàn the, một chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm do có hại cho sức khỏe. Các sản phẩm vi phạm chủ yếu là từ tinh bột (bún, phở, mì vàng) và chả các loại (chả lụa, chả quế, chả cá). Những vi phạm này được coi là nghiêm trọng và có thể gây ra nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Lực lượng chức năng lấy mẫu giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại một cơ sở kinh doanh. Ảnh: baobinhduong.vn
Bên cạnh đó, TP.Thuận An cũng đã tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Từ đầu năm 2024, thành phố đã thành lập 12 đoàn kiểm tra và kiểm tra 1.586 cơ sở, phát hiện 117 cơ sở vi phạm ATVSTP. Trong đó, 3 cơ sở đã bị xử phạt hành chính, các cơ sở khác được nhắc nhở và yêu cầu tuân thủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tại huyện Dầu Tiếng, công tác kiểm tra cũng được thực hiện đồng bộ. Dù không phát hiện mẫu thực phẩm nào có nguy cơ ô nhiễm, nhưng trong tổng số 616 cơ sở kinh doanh thực phẩm được kiểm tra, 22 cơ sở đã vi phạm các quy định về ATVSTP. Trong số đó, 5 cơ sở đã bị xử phạt hành chính với tổng số tiền trên 20 triệu đồng.
Các vi phạm phổ biến tại đây bao gồm: quy trình sản xuất không tuân thủ nguyên tắc một chiều, không bảo đảm vệ sinh trong bảo quản thực phẩm, kinh doanh thịt gia súc và gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, bao bì không đạt chuẩn vệ sinh thú y, hệ thống cống rãnh thoát nước khu vực bếp ăn bị ứ đọng và không được che chắn đúng quy định.
Cũng trong thời gian qua, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã thực hiện thanh tra và xử phạt nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm ATVSTP. Đáng chú ý, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất An Bình đã bị phạt 12 triệu đồng do vi phạm quy định về việc không ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và đã qua chế biến, không che kín cống rãnh thoát nước thải tại khu vực bếp ăn. Công ty TNHH Suất ăn công nghiệp Hoàng Duy bị phạt 20 triệu đồng do không thực hiện kiểm thực 3 bước và không có dụng cụ thu gom rác thải đúng quy định.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp như Công ty TNHH Một thành viên Suất ăn công nghiệp Trần Pha Lil và Công ty TNHH Dịch vụ Suất ăn Ngon Lắm cũng bị xử phạt 25 triệu đồng vì hoạt động khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực. Các doanh nghiệp này đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện chế biến thực phẩm và không thực hiện lưu mẫu thức ăn theo yêu cầu.
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, các cơ quan chức năng Bình Dương đã kiểm nghiệm gần 4.000 mẫu thực phẩm, trong đó phát hiện 83 mẫu không đạt tiêu chuẩn. Hàng trăm kilogram thực phẩm không an toàn, như mì vàng, chả đòn và mực chay, đã bị tiêu hủy. Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm nhanh, các địa phương cũng liên tục gửi mẫu thực phẩm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để xét nghiệm vi sinh, nhằm kịp thời phát hiện các thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm.
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín nhấn mạnh, vai trò của người tiêu dùng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. “Mỗi người dân hãy là một giám sát viên về an toàn thực phẩm, nêu cao tinh thần cảnh giác, tránh mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đặc biệt, khi phát hiện thực phẩm bẩn, người dân cần kịp thời thông tin cho cơ quan chức năng để chung tay đẩy lùi ô nhiễm thực phẩm," ông Huỳnh Minh Chín cho biết.
Duy Trinh