【kẹt qua bong da】Tìm cách “cứu hạn”
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 22:26:08 评论数:
Mới đây,ứuhạkẹt qua bong da Trung tâm Nghiên cứu Stimson tại thủ đô Washington DC (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo “Biến đổi khí hậu và hạn hán tại Việt Nam” thu hút nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của Mỹ để tìm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và “cứu hạn” cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đập thủy điện Tiểu Loan (Vân Nam, Trung Quốc).
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi quan điểm về một trong những thách thức lớn nhất mà khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải gánh chịu trong thời gian qua, đó là quản lý nguồn nước, xử lý hạn hán, ứng phó với những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và những căng thẳng leo thang trong khu vực liên quan tới nguồn nước.
Theo các học giả tham dự hội thảo, có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua tại đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất của hiện tượng khí hậu El Nino. Việc hứng chịu El Nino, hệ quả tất yếu của biến đổi khí hậu, trong một thời gian dài đã khiến lượng mưa tại khu vực này sụt giảm đáng kể và dẫn tới khô hạn. Thứ hai là bắt nguồn từ tình trạng quản lý nguồn nước thiếu hiệu quả. Theo các chuyên gia, hệ thống thủy lợi và thủy điện tại khu vực này hoạt động không hiệu quả. Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, hai khu vực đóng vai trò là hệ thống trữ nước tự nhiên từ mùa mưa cho tới mùa khô, đã cạn kiệt nguồn nước do bị sử dụng quá mức cho hoạt động trồng lúa nước. Thứ ba là việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập thủy điện lớn tại thượng nguồn sông Mekong.
Về giải pháp cho thách thức mà Việt Nam cũng như các nước ở hạ nguồn sông Mekong đang phải đối mặt, giới học giả Mỹ cho rằng, các nước ở hạ nguồn sông Mekong nên đề nghị Trung Quốc thông báo kế hoạch xả nước cụ thể để có thể chủ động điều tiết nguồn nước. Bên cạnh đó, đồng bằng sông Cửu Long phải cải thiện vai trò trữ nước tự nhiên tại hai khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên bằng cách loại bỏ hệ thống đê bao ngăn lũ, qua đó giúp hai khu vực trữ nước này có đủ lượng nước ngọt sử dụng cho hoạt động tưới tiêu vào mùa khô và đẩy lùi nước mặn xâm nhập. Ngoài ra, các học giả cũng khuyến cáo đồng bằng sông Cửu Long đưa vào khai thác các loại giống cây trồng có khả năng chống chọi với điều kiện nước nhiễm mặn và đất ít dinh dưỡng kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Trước đây không lâu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam đã tổ chức một hội thảo với các đối tác phát triển và nhà tài trợ ứng phó khẩn cấp với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tại hội thảo, đại diện cho Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), ông Leocadio Sebastian cho rằng, xâm nhập mặn năm nay tăng do giảm dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong là chính chứ không phải nước biển dâng. Theo số liệu được Tổ chức Phi chính phủ International Rivers đưa ra, tính đến tháng 12 năm 2014, Trung Quốc đã xây dựng 7 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong và có kế hoạch xây dựng 21 đập nữa. Đó là chưa kể đến hàng chục dự án xây đập thủy điện khác của Thái Lan, Lào và Myanmar. Tính tổng cộng có tất cả 134 dự án xây đập thủy điện trên dòng sông Mekong, rất nhiều trong số đó là những con đập lớn nhất thế giới, như đập Nọa Trác Độ và đập Tiểu Loan có công suất 5.850 MW và 4.200 MW. Ngoài ra là hàng chục con đập khác với công suất trên 1.000 MW do Trung Quốc, Lào và Thái Lan xây dựng…
Theo các chuyên gia và học giả quốc tế, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang trở thành những vấn đề an ninh quốc gia không chỉ của Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực.
TRUNG HƯNG tổng hợp