【kq tba】Đề xuất hạn chế công khai sai phạm giáo viên, Bộ GD&ĐT lý giải
Đề xuất không công khai sai phạm giáo viên khi chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo khiến nhiều người băn khoăn.
Sáng 25/10,ĐềxuấthạnchếcôngkhaisaiphạmgiáoviênBộGDĐTlýgiảkq tba Bộ GD&ĐT lý giải một số điểm mới được đề xuất trong dự thảo Luật Nhà giáo (bản trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15), trong đó có nội dung quyền, nghĩa vụ của nhà giáo, những việc không được làm theo hướng tăng tính bảo vệ nhà giáo.
Theo đó, ngoài quy định rõ hơn những việc nhà giáo không được làm, dự thảo Luật Nhà giáo quy định những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, bao gồm: không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định; không công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo...
Bộ GD&ĐT cho rằng, có ý kiến băn khoăn về quy định không được “Công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo”, lo ngại quy định này vướng các quy định về thông tin, phát ngôn và “bênh vực” nhà giáo.
Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT quy định này là cần thiết để bảo vệ nhà giáo, nhất là trong bối cảnh mạng xã hội, các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phát triển mạnh như hiện nay."Nhà giáo nếu có sai phạm đã có các chế tài xử lý theo quy định",Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thêm.
Đơn vị soạn thảo này cho rằng, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ GD&ĐT chủ trì, sẽ được thảo luận tại Quốc hội, dự kiến vào 9/11. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.
Về chế độ đãi ngộ, dự thảo đề xuất chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%. Tổng ngân sách chi tăng thêm cho hai nhóm này là 12.800 tỷ đồng một năm.
Ngoài ra, ban soạn thảo đề xuất bố trí nhà ở công vụ cho giáo viên công tác ở xa, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu sớm 5 năm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu. Còn nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn
Minh Khôi(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Khám phá biệt thự bằng tre độc đáo có độ bền như thép
- Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Sẽ không thiếu chỗ ở cho thí sinh
- Chốt phương án tổ chức cụm thi THPT quốc gia trước ngày 5
- Giới trẻ Việt tại Pháp tọa đàm về phán quyết PCA về Biển Đông
- Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- 40% trường THPT có tổ CTXH vào năm 2020
- Bộ đội biên phòng tỉnh khen thưởng học sinh giỏi
- Học sinh, sinh viên y khoa tốt nghiệp được vay vốn ưu đãi
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh
- Đặc cách cho thí sinh khiếm thị vào học tại Đại học Huế
- Tỷ lệ học sinh bỏ học có xu hướng tăng
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Thí sinh đến trường thi bằng xe cứu thương
- Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- Việt Nam ngang hàng với nước giàu trong kiểm tra học thuật quốc tế
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục
- Bình Long tổ chức hội thi nghi thức và chỉ huy đội giỏi
- Chuẩn bị tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp
- Tuyển sinh đại học 2016: Sẽ không xét tuyển đại học tập trung cả nước