【bóng đá số lạc】Ứng phó kịp thời
TheỨngphókịpthờbóng đá số lạco Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Nghị định 15 được xây dựng trên nguyên tắc rất cơ bản là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro (QLRR) tiệm cận cách quản lý của các nước trên thế giới. Nghị định này được đánh giá sẽ giảm tối đa 95% thủ tục hành chính từ các quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Dù có rất nhiều quy định mang tính cải cách, nhưng trong quá trình thực thi không đơn giản như vậy, do nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể. Với trách nhiệm là một trong những đơn vị thực thi, cơ quan Hải quan đã ngay lập tức có những phương án xử lý kịp thời khi tiếp nhận được vướng mắc của DN.
Tại một hội nghị phổ biến Nghị định 15, tổ chức ngày 6/3, một DN đã phản ánh vướng mắc liên quan đến việc Hải quan không chấp nhận sản phẩm, nguyên liệu phục vụ sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra an toàn thực phẩm. Ngay sau khi nhận được vướng mắc của DN, đại diện Tổng cục Hải quan tham gia hội thảo khẳng định cơ quan Hải quan sẽ có văn bản hướng dẫn hải quan địa phương xử lý ngay vướng mắc của DN mà không cần chờ văn bản kiến nghị của DN gửi lên sau hội nghị này. Thực tế, chỉ sau hai ngày hội nghị kết thúc hội nghị tại TP.Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan đã có văn bản hướng dẫn hải quan địa phương và DN thực hiện.
Không chỉ kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đến thực thi ở hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan đã sớm chủ động đưa ra hướng dẫn để những quy định mang tính cải cách tại Nghị định 15 có thể thực hiện được. Chẳng hạn quy định về cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK. Theo quy định tại các Điều 15, 18, 19, 37, 38, 39, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công Thương có trách nhiệm giao hoặc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực phân công quan lý. Tuy nhiên, Nghị định 15 đã có hiệu lực từ ngày ký, nhưng hiện nay cơ quan Hải quan chỉ nhận được danh sách các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm NK do Bộ Y tế chỉ định. Trong khi chờ hai bộ còn lại công bố Danh sách các cơ quan được giao hoặc chỉ định thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 15, cơ quan Hải quan đã phải xử lý bằng cách: Cơ quan Hải quan căn cứ Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt/không đạt yêu cầu NK do các cơ quan đã được các bộ quản lý chuyên ngành chỉ định theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP để quyết định thông quan hàng hóa.
Về đối tượng phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, Nghị định 15 cũng phân công Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, các bộ đã ban hành Danh mục các sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 38/2012/NĐ-CP đã hết hiệu lực! Trước tình huống này, cơ quan Hải quan đành xử lý bằng cách, trong khi chờ các bộ ban hành Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra nhà nước về an toan thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15, cơ quan Hải quan tiếp tục căn cứ các Danh mục đã được các bộ ban hành theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP để giải quyết thủ tục hải quan; đối với các mặt hàng không thuộc danh mục ban hành kèm Nghị định 15 thì không yêu cầu phải kiểm tra an toàn thực phẩm.
Rõ ràng, với cách tiếp cận và xử lý những vấn đề liên quan đến thực hiện Nghị định 15 cho thấy cơ quan Hải quan đã và đang cam kết, nỗ lực và chuyên nghiệp trong thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa cho DN, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi. Cũng từ đó cho thấy, để thực thi một chính sách mới rất cần sự chủ động, hợp tác từ nhiều phía (cơ quan Hải quan, cơ quan quản lý chuyên ngành và DN) để không phải xử lý theo kiểu tình huống như trên.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/677f298573.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。