【ket qua bong truc tuyen】Nhiều nước muốn truy nguồn gốc SARS
Tranh cãi về nguồn gốc vi-rút SARS-CoV-2 và trách nhiệm thuộc về ai khi để đại dịch bùng phát toàn cầu đang là những chủ đề quốc tế nóng được dư luận đặc biệt quan tâm.
Viện Vi-rút học Vũ Hán. Ảnh: CGTN
Tổng thống Donald Trump hôm 19-4 nói rằng Mỹ vẫn muốn phái các nhà điều tra tới Trung Quốc để tìm hiểu về sự bùng phát của vi-rút corona. Kênh truyền hình Mỹ cho hay,ềunướcmuốntruynguồngốket qua bong truc tuyen nước này trước đây từng đưa ra yêu cầu tương tự nhưng đã bị Trung Quốc khước từ.
Ông Trump cho biết, câu hỏi được đặt ra hiện nay là đã có chuyện gì xảy ra với vi-rút corona chủng mới, và rằng liệu đó có phải là sai lầm nằm ngoài tầm kiểm soát, hay do cố ý. “Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai vấn đề này”, ông nói thêm.
Thời gian gần đây, Tổng thống Donald Trump và nhiều quan chức cấp cao ở Washington đã nhiều lần đưa ra chỉ trích nhằm vào Trung Quốc, cho rằng chính quyền Bắc Kinh đã cố ý che giấu thông tin về dịch Covid-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhiều lần nói rằng không có bằng chứng về việc vi-rút được tạo ra trong phòng thí nghiệm và nhiều chuyên gia cũng cho rằng tuyên bố này thiếu cơ sở khoa học.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne mới đây cũng lên tiếng nghi ngờ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến Covid-19. Bà cho biết, nguồn gốc vi-rút gây ra bệnh Covid-19 cũng như vai trò của WHO cần phải được đánh giá độc lập để đi đến tận cùng về sự bùng phát dịch Covid-19 trên toàn cầu cũng như trách nhiệm của WHO trong vụ việc này. “Việc đánh giá độc lập sẽ cho chúng ta biết về nguồn gốc của vi-rút, về cách tiếp cận cũng như về sự cởi mở thông tin, về sự phối hợp hành động với Tổ chức Y tế Thế giới với các nhà lãnh đạo quốc tế. Tất cả những vấn đề này cần được đặt lên bàn để thảo luận”, Bộ trưởng Payne nói.
Về trách nhiệm của Trung Quốc đối với sự bùng phát của dịch bệnh, mặc dù không chỉ trích trực diện như Bộ trưởng An ninh nội địa Peter Dutton song Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne cũng khẳng định, sự minh bạch là cần thiết đồng thời nhấn mạnh Australia đang xem xét những thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc giai đoạn khi dịch bệnh kết thúc.
Cùng với các quan điểm trên, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói rằng những “câu hỏi hóc búa” cần phải được đặt ra sau sự bùng phát của đại dịch.
Ngoại trưởng Dominic Raab nói rằng Anh không thể “hoạt động kinh doanh như bình thường” với Trung Quốc sau đại dịch Covid-19. Đây là dấu hiệu mới nhất của ông trong thái độ cứng rắn của London đối với Bắc Kinh khi khủng hoảng y tế tiếp tục kéo dài. “Cần có một cuộc điều tra sâu sau sự kiện này và cần xem xét lại những bài học bao gồm cả bài học về việc tại sao lại để vi-rút bùng phát thành đại dịch. Tôi không nghĩ là chúng ta có thể nao núng khi thực hiện những hành động này”, ông Raab phát biểu trong cuộc họp báo tại London.
Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói “có những thứ đã xảy ra mà chúng ta không biết” và rằng thật “ngây thơ” nếu nói Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 tốt hơn các nước phương Tây. Tuyên bố của ông Macron được dẫn lại trong bối cảnh nhà chức trách thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) ngày 17-4 thông báo điều chỉnh số cas tử vong do Covid-19 từ 2.579 thành 3.869 (tức tăng gấp rưỡi) sau khi xác minh các số liệu, qua đó nâng tổng số cas tử vong ở Trung Quốc đại lục lên 4.632.
Trong bối cảnh các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được về cơ chế hoạt động của vi-rút SARS-CoV-2 cũng như chưa tìm ra cách thức hiệu quả để khống chế vi-rút này thì việc gia tăng sức ép với Trung Quốc cũng như WHO là để có thêm nhiều thông tin về vi-rút SARS-CoV-2 được công bố rộng rãi, giúp cho quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh được hiệu quả hơn.
NGUYỄN TẤN tổng hợp