Sự cần thiết sửa đổi Luật TC&QCKT và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Chia sẻ về định hướng sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,ĐịnhhướngsửađổiLuậtTiêuchuẩnvàQuychuẩnkỹthuậtLuậtChấtlượngsảnphẩmhànghókkqbd Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và phương hướng hoạt động, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, bà Nguyễn Thị Mai Hương – Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn hợp quy cho biết, dựa trên căn cứ pháp lý của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, Phụ lục của Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP đã chỉ rõ trách nhiệm của Bộ KH&CN nghệ cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị quyết số 38-2017/NQ-CP ngày 25/4/2017 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong thời gian 14, 15 năm triển khai thực hiện thực hiện 02 Luật phát sinh một số vấn đề cần được nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, chúng ta đã tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính vì vậy cần phải thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết quốc tế, đặc biệt là các FTA (EVFTA, CPTPP, RCEP…), tạo khuôn khổ pháp lý cụ thể cho hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng, đánh giá sản phẩm hàng hòa của Việt Nam.