当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả ars】Vực dậy văn hóa đọc

Theựcdậyvănhoacuteađọkết quả arso thông tin từ Cục Xuất bản (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), năm 2015 cả nước có 61 nhà xuất bản. Toàn ngành xuất bản đã cho ra 29.000 đầu sách với  trên 369 triệu bản. Với số lượng sách khổng lồ này, cùng với hàng ngàn đầu báo, tạp chí cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài đã được phát hành, Việt Nam trở thành một trong những nước có hệ thống xuất bản đứng đầu khu vực. Tuy nhiên thực tế, người Việt hôm nay rất ít đọc sách đúng nghĩa mà chỉ dành phần lớn thời gian xem tivi và xem thông tin trên internet, nhất là những người trẻ tuổi. Nói như thế sẽ có người phản đối, vì lượng sách xuất bản hằng năm ngày càng nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại và người ta vẫn tiêu thụ hết, trong đó lớp trẻ thường là đối tượng chính của việc mua và đọc sách. Chỉ có điều, cách đọc sách hôm nay khác ngày xưa rất nhiều.

Thành viên đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương khảo sát việc thực hiện đề án trang bị sách ở phường Phú Thịnh (Bình Long) - Ảnh: Tuyết Ly

Trước khi thế giới xuất hiện các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường quan trọng nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay ngoài sách, con người còn tiếp cận thông tin qua truyền hình, internet và cả... sách điện tử. Văn hóa đọc vì thế có những thay đổi về chất. Các phương tiện nghe nhìn đang có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách truyền thống. Và thực tế là truyền hình, internet đang có xu hướng cạnh tranh, lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là thú vui, thói quen của nhiều người thì nay thói quen ấy đang có nguy cơ mất dần. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên, đọc sách vẫn là việc bắt buộc, thường xuyên bởi thiếu nó người ta khó có được chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc.

Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hóa nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hóa đọc, nhất là với giới trẻ. Bây giờ, các bạn trẻ thường chỉ thích đọc những cuốn sách mỏng, có hình ảnh với nội dung thiên về giải trí như sách ngôn tình chứ không nhằm bồi bổ kiến thức. Những cuốn sách kinh điển, “gối đầu giường” của biết bao thế hệ thanh niên cuối thế kỷ trước như Ruồi trâu, Những người khốn khổ, Sông Đông êm đềm hay Hòn đất, Rừng xà nu, Lửa rừng, giờ chỉ để... làm đẹp giá sách.

Câu hỏi đặt ra là vì sao người trẻ ít đọc sách hoặc chỉ đọc theo kiểu trích đoạn, tóm tắt? Câu trả lời thật đơn giản, lối sống nhanh khiến người trẻ không có đủ thời gian để nghiền ngẫm những cuốn sách dày hàng ngàn trang. Những người trẻ thường sở hữu trình độ công nghệ thông tin và chỉ cần vài phút vào internet đã có thể có được rất nhiều thông tin, kiến thức mà không biết đọc bao nhiêu trang sách mới có thể thu lượm được. Bên cạnh đó, những gì được đúc kết trong những cuốn sách dày thường đã cũ, lạc hậu so với cuộc sống hiện tại. Một nguyên nhân nữa là chất lượng, nội dung sách ngày càng giảm, nhất là sách văn học. Đôi khi lượng kiến thức trong cuốn sách này lại có thể giống hệt những kiến thức trong cuốn sách khác, chỉ khác nhau ở lớp bìa ngoài, làm người đọc mất phương hướng, không biết nên lựa chọn thế nào cho thích hợp. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay lại xuất hiện nhiều cuốn sách có nội dung không lành mạnh, không những không cung cấp tri thức, bồi bổ văn hóa mà còn đầu độc người đọc, gây ảnh hưởng tiêu cực đến người đọc và xã hội. Ngày nay, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình ngày càng nhiều, số lượng tác phẩm nhiều, sách báo phong phú nhưng những tác phẩm sống được với thời gian thì thật hiếm.

Sách đã có từ hàng ngàn năm và nhân loại đạt đến trình độ như hôm nay một phần là nhờ ở sách. Cho dù các phương tiện truyền thông phát triển đến mức độ nào thì việc đọc sách vẫn là một hành vi văn hóa không thể mất ở con người. Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Đó cũng chính là lý do để Đảng, Nhà nước quan tâm và có các biện pháp vực dậy văn hóa đọc, trong đó có việc triển khai và kiểm tra việc thực hiện đề án trang bị sách ở cơ sở xã, phường, thị trấn mà đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương đã thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong ngày 13-4 vừa qua.

Thảo Linh

分享到: