【bd kq hang 2 duc】Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:34:57
Việt Nam đã sẵn sàng cho đợt kiểm tra xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Đó là thông tin tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa” do Cục Chất lượng,ấtkhẩudừakỳvọngvượtmốctỷUSDtrongnăbd kq hang 2 duc Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức ngày 13/12 tại Bến Tre, với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy cho biết, hiện dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa, tăng thu nhập cho người dân.

Qua thống kê cho thấy, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và 30% được cấp mã số vùng trồng. Từ con số khiêm tốn, 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2010, ngành dừa phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024
Dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao.

Trung Quốc là thị trường có nhu cầu lớn nhất về dừa. Vừa qua, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam.

Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ NN&PTNT ban hành theo Quyết định 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000 - 210.000 ha, trong đó vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 170.000 - 175.000 ha. Đồng thời, trên 30% diện tích dừa được sản xuất theo quy trình GAP, hoặc tương đương. Diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 30%.

Theo bà Thủy, bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu dừa tươi, công nghiệp chế biến dừa hiện đã rất phát triển, chiếm tới hơn 70% giá trị xuất khẩu.

Ngoài ra, cây dừa còn là loại cây gần như không bỏ đi thứ gì, đây cũng là tiền đề quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nông nghiệp tuần hoàn. Do đó, để cây dừa tránh được những rủi ro về thị trường, giá bán cũng như cân đối cung - cầu, cần có thêm những sản phẩm mới, tích hợp được các giá trị khác nhau từ cây dừa.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam chia sẻ, để ngành dừa phát triển, cần chia sẻ hài hòa lợi ích nông dân và doanh nghiệp. Bà cũng chỉ ra thực trạng rằng ở các vùng cơ sở hạ tầng tốt ở Bến Tre, giá dừa ở mức 70.000-100.000 đồng/chục quả nhưng ở các vùng cơ sở hạ tầng yếu kém, giá dừa ở mức thấp hơn nhiều. Do đó, bà đề nghị các địa phương trồng dừa tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng để thúc đẩy ngành dừa ở vùng sâu xa, tạo điều kiện cho logistics.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nhấn mạnh, từ khi Bộ NN&PTNT đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực đã giúp ngành hàng dừa có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0% vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức nếu chúng ta không có chiến lược cụ thể. Do đó, hiện nay Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân.

Về phía các doanh nghiệp Việt, trong nước đã có nguồn nguyên liệu chất lượng cao thì phải có chiến lược nâng giá bán sản phẩm ở các thị trường, để lấy phần gia tăng đó quay trở lại hỗ trợ giá mua cho người dân, thay vì tìm cách thu mua nguyên liệu giá rẻ và bán giá rẻ như hiện tại./.

顶: 387踩: 6128