Tại một nơi sơ chế thực phẩm.
Quy trình chớp nhoáng
Sau tết,ừngrướcbệnhvìthựcphẩmlàmsẵc2 đêm qua các bà nội chợ thường chọn mua cá, tôm, cua... thay vì chọn giò chả từ thịt lợn. Tại các chợ ở Hà Nội, nhằm chiều khách, hầu hết các tiểu thương đều mổ cá, moi ruột sẵn hoặc xay thịt, cua sẵn.
Tuy nhiên, cách sơ chế này đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Những miếng thịt bám đầy bụi, những con cua chỉ được rửa qua loa rồi cho vào máy xay, hay sơ chế cá ngay trên nền bê tông hoặc trên chiếc bao tải rách...
Quan sát một quầy bán cua trong chợ Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng), thấy cua sống và cua chết thả lẫn trong chậu. Khi khách chọn hàng xong, người bán xóc qua 1 lần rồi gạn bỏ nước, rồi nhanh chóng bóc mai, lấy gạch và cho vào máy xay. Khi có khách hàng khó tính phàn nàn về cách sơ chế thì người bán nhanh miệng nịnh: “Em xóc sạch với nước rồi, chứ làm bẩn, về ăn thấy sạn là biết ngay..."(!?).
Tiện, nhưng không lợi
Nhiều người vì quá bận, thường chọn cách sơ chế thực phẩm này để tiết kiệm thời gian, công sức và còn được miễn phí tiền xay. Lê Thị Thương (sinh viên ĐH Bách khoa) cho biết: “Thịt xay sẵn rất tiện mà lại không mất tiền, bẩn thì bẩn, nhưng nấu lên vi trùng vi khuẩn nó cũng chẳng còn, lo gì, hơn nữa, nhìn những miếng thịt trên bàn cũng sạch sẽ...".
Tâm lý dễ dãi đó của người tiêu dùng đã khiến việc tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm sơ chế không có độ an toàn vệ sinh khá phổ biến.
Do vậy, đã có không ít trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn không hợp vệ sinh mua ở chợ, sẽ bị đau bụng, rối loạn đường tiêu hóa, thậm chí nếu không cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử vong. Đó còn chưa kể rất khó có điều kiện biết được nguồn gốc của các loại thực phẩm.
TheoLao Động
Siêu mẫu Ngọc Quyên sợ ngộ độc thực phẩm bẩn