Miao Huiling thắt lại dây buộc hàng. |
Nhà trên xe
Trên khắp thế giới này,ữngngườiphụnữsốngtrongthếgiớiđànôkeo bong đa hôm nay nói đến lái xe tải đường dài là nói đến nghề của đàn ông. Vì thế, khi tôi nghe nói đến những cặp vợ chồng cùng nhau sống trên xe tải, tôi đã tò mò muốn biết tại sao họ lại chọn cách sống như vậy.
Mặc dù đây không phải là chuyện mới nhưng hiện tượng này trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Mỗi xe tải thường có một lái chính và một lái phụ, nhưng mức lương thấp khiến việc thuê lái phụ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các lái xe tải ngày càng cần người thứ 2 đi cùng để hỗ trợ họ.
Khi được hỏi tại sao lại chọn cuộc sống này, hầu hết các bà vợ sẽ nói rằng họ ở đó để nấu ăn, giặt giũ cho chồng. Nghe thì có vẻ là những việc vặt, nhưng thực tế là việc không cần phải lo lắng bữa ăn tiếp theo sẽ ở đâu là một phần thưởng lớn cho những lái xe tải đường dài - những người dành cả cuộc đời mình để di chuyển liên tục.
Chị Miao Huiling, 46 tuổi đã gắn bó cùng chồng trên những chuyến xe được 18 năm.
Chị cho biết lần đầu tiên lên xe cùng chồng là vào tháng 7/2003, đi từ Golmud đến Lhasa - thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng trong chuyến xe chở lợn.
Vì là lần đầu tiên đến Lhasa nên một số người khuyên chị nên mang theo bình oxy. Chồng chị bảo không cần thiết nên chị nghe theo. “Nhưng vừa đến Wudaoliang - nơi cao 4.500m so với mực nước biển, tôi cảm thấy mình không ổn”.
Sau khi chợp mắt, Miao tỉnh dậy và phát hiện ra mặt mình sưng tấy, đầy vết bầm tím. “Tôi uống chút nước rồi nôn ra dịch màu xanh. Tôi không thể ăn hay ngủ. Đi trên con đường đó, bạn phải trải qua cả 4 mùa trong 1 ngày - có tuyết rơi, có mưa đá, và sau đó là nắng chói chang”.
Miao Huiling và chồng chụp ảnh trước cung điện Potala trong lần đầu tiên tới Lhasa năm 2003. |
Vợ chồng chị bị tắc đường ở Wudaoliang trong đêm. “Bầu trời tối đen như mực. Nước mũi tôi liên tục chảy và tôi phải lau liên tục. Sáng ra, tôi nhìn xuống thì thấy không phải là nước mũi, mà là máu mũi. Chiếc khăn tay dính đầy máu”.
Khi đến Lhasa, chị không thể ăn được gì. Chị dạo quanh cung điện Potala vài vòng. Có lẽ đã quen với độ cao nên trên đường về, chị không có bất kỳ phản ứng nào nữa.
Sau chuyến đi đó, chị cảm thấy không ổn. “Nếu có 2 người lái thì mọi chuyện không đến nỗi tệ. Nhưng nếu chồng tôi chỉ có một mình, anh ấy có thể làm gì?”
Với Miao và chồng, chiếc xe tải giống như một ngôi nhà di động. Nó có mọi thứ, trừ nhà vệ sinh. Cabin có diện tích chưa đầy 6m2, chiếc giường tầng rộng khoảng 90cm - đó cũng là không gian rộng nhất của họ.
Từ nhặt rau cho tới nhào bột, mọi việc đều được làm trong cabin. “Tôi giữ tất cả dụng cụ nhà bếp trong một chiếc hộp và trải chúng ra khi nấu ăn. Tôi phải xào nấu khi xe đang chạy. Nếu không, khói sẽ không bay đi đâu được. Toàn bộ quá trình mất gần 3 tiếng đồng hồ”.
Miao Huiling nấu ăn trong cabin. |
Vợ của các lái xe tải có rất nhiều việc phải làm trên đường đi. Nhưng họ sẽ không nói cho bạn biết họ phải làm nhiều đến mức nào. Họ thích đặt chồng mình vào tâm điểm chú ý. Họ khiến cho những việc mình làm trở nên vô hình. Giống như Gao, chị cho rằng công việc của mình không là gì so với chồng.
“Tôi phải canh chừng những kẻ trộm xăng”. Thông thường, chị phải thức từ 11 giờ tối cho đến 4-5 giờ sáng, rồi gọi anh dậy. Chị không thể ngồi bên trong xe để canh chừng. Thứ nhất là ở bên trong rất nóng. Thứ 2, nếu có chuyện gì xảy ra, việc đóng mở cửa xe sẽ làm chồng chị tỉnh giấc.
Ngày xưa, khi không có cách nào để giết thời gian, họ chỉ có thể đi lòng vòng quanh chiếc xe. Vào mùa hè, trời nắng nóng và ẩm ướt đồng nghĩa với việc quần áo của họ sẽ dính chặt vào người. “Tôi thậm chí không thể chịu đựng được khi nghĩ lại khoảng thời gian đó”.
Trừ việc lái xe, Gao có thể làm mọi thứ. “Đôi khi, tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi, nhưng tôi lại nhìn chồng ngồi đó, lái xe hơn 10 giờ mỗi ngày. Nhìn lại mình, tôi thấy mình còn nhàn hơn nhiều. Vì thế, tôi lại tiếp tục chịu đựng”.
Làm mẹ
Cùng với sự mệt mỏi đó, những người phụ nữ này còn có một mối lo khác là những đứa con ở quê nhà.
Miao Huiling cùng chồng sống trên những chuyến xe khi con trai cô mới 7 tuổi. Một lần, khi hai vợ chồng đang đi trên đường cao tốc thì cậu bé không ngừng khóc trên điện thoại, nói rằng không muốn mẹ đi. Miao không còn cách nào khác là đi thẳng về nhà để an ủi con.
Khi Miao kể câu chuyện đó, tôi nghĩ rằng chắc lần đó cô đã ở nhà. Khi tôi phỏng vấn cô, con trai tôi cũng 7 tuổi và tôi thực sự có thể đồng cảm được với nỗi đau đó của một người mẹ.
Nhưng Miao nói rằng, sau khi được an ủi, cậu bé đã nhìn mẹ trong lúc làm bài tập về nhà và nói rằng: “Mẹ, mẹ vẫn nên đi. Con biết mẹ không thể yên tâm khi bố lái xe một mình. Mẹ nên đi cùng bố”.
“Thằng bé thực sự thông minh. Sau khi tôi đi, hai mẹ con lại nói chuyện điện thoại hằng ngày”.
Miao cũng nhớ đến câu chuyện dễ thương của con trai khi họ đi qua làng Xinghua, có nghĩa là “Làng hoa mai” thuộc tỉnh Sơn Tây.
Khi biết bố mẹ đang ở đây, cậu bé nhắn lại khiến Miao bật cười: “Mẹ ơi, bảo bố hãy dừng lại uống rượu trước khi đi, bởi vì (như một bài thơ Đường có viết):
‘Hỏi thăm nhà trọ có thể tìm ở đâu?
Cậu bé chăn bò chỉ tay về phía Làng hoa mai
Có rượu ở đó!’”
Một nhóm các bà vợ lái xe tải đường dài |
Những người phụ nữ trong thế giới đàn ông
Vợ của các tài xế xe tải phải đối mặt với một khó khăn khác trên đường: xe không thể dừng lại. Dù họ có đổ mồ hôi nhiều thế nào vào mùa hè thì cũng không có thời gian để nghỉ ngơi hay tắm rửa. Họ có thể đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang đến kỳ hành kinh, nhưng tất cả đều phải hòa nhập với nhịp sống nhanh.
“Bạn thậm chí không được uống nước khi lên xe vì bạn sẽ phải dừng lại đi vệ sinh. Vào các ngày lễ, chỗ đỗ xe ở các khu dịch vụ rất chật. Nếu vào, bạn có thể không ra được nữa. Vì vậy, bạn phải tìm ra cách giải quyết để hành trình của mình không bị chậm lại” - Gao nói.
Khi tôi gặp những người vợ để phỏng vấn, họ đều trông rất xinh đẹp. Nhưng họ luôn nói với tôi một câu là: “Nếu tôi đi trên đường, bạn sẽ không thể nhận ra tôi”.
Gao nói: “Tôi là một ví dụ điển hình. Khi không lên xe, tôi cảm thấy bản thân khá ổn. Nhưng khi lên đường, mọi người hay hỏi ‘chị khoảng 50 tuổi hả?’. Chuyện đó làm tôi rất tức giận. Thực ra tôi mới 46”.
Sau khi phỏng vấn họ, chúng tôi cũng kết bạn với họ trên WeChat. Trong cuộc sống hằng ngày, tôi nhận ra chúng tôi không còn là nhà nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu nữa, mà chỉ là những bà mẹ, những người phụ nữ.
Họ đã cho tôi rất nhiều sức mạnh và động lực. Họ là những người vợ, người mẹ vĩ đại. Thế giới này có thể không nhìn thấy công việc hay sự hi sinh của họ.
Nhưng với tôi, họ là những người hùng thầm lặng sống trong thế giới của những người đàn ông.
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)
Phần 1: Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dài
Có những người vợ thay vì ở nhà quán xuyến gia đình đã chọn cuộc sống trên cabin xe tải cùng chồng, ngày tháng chu du trên khắp các nẻo đường.