Sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội: Khắc phục tình trạng phát biểu trùng lắp,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịtiếtkiệmchốnglãngphíđểtạonguồnlựcchotăngtrưởbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia thụy sĩ lãng phí thời gian Thanh tra, kiểm tra thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vẫn còn thất thoát lãng phí lớn, mất đi cơ hội phát triển |
Lãng phí làm mất nguồn lực đất nước và làm mất niềm tin của người dân
Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Minh Nam và nhiều ĐBQH bày tỏ nhất trí cao với báo cáo kết quả giám sát đã chỉ rõ được những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết.
Theo ĐB Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận), giám sát cho thấy còn nhiều bất cập tồn tại. “Báo cáo tổng hợp 93 trang, nhưng tồn tại và nguyên nhân liệt kê đến 60 trang và nhìn đâu cũng thấy thất thoát, lãng phí” - ĐB nói.
ĐB Nguyễn Hữu Thông cho biết, lãng phí trong sử dụng đất, về quy hoạch treo, dự án treo, đã được ĐB kiến nghị tại kỳ họp trước nhưng đến nay chưa được cải thiện. Lãng phí này làm mất cơ hội, nguồn lực đất nước và nghiêm trọng hơn là làm mất niềm tin của người dân.
Đại biểu Quốc hội đề nghị tiết kiệm, chống lãng phí, tạo nguồn lực cho tăng trưởng. |
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) bày tỏ chia sẻ và đánh giá cao những nỗ lực của đoàn giám sát để có được kết quả giám sát bám sát tình hình thực tế. Tuy nhiên, theo ĐB, không nên coi việc giám sát này là đơn thuần đối chiếu các loại định mức, tiêu chuẩn xem có phù hợp hay không, bởi có những lãng phí vô hình mà báo cáo không đề cập được, không đo đếm được. Do đó, trong đánh giá cần bám sát thực tế hơn nữa, lấy thực tế làm thước đo đánh giá trong thực hiện.
Theo ĐB Phạm Trọng Nhân, đất nước đang có nhiều ưu tiên để thực hiện, từ quy hoạch tổng thể quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, tuy nhiên, điều quan trọng là cần có nguồn lực tài chính để đảm bảo thực hiện các mục tiêu trên. “Do đó, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cởi các nút thắt, tạo nguồn lực tăng trưởng cho đất nước” - ĐB Phạm Trọng Nhân nói. |
ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) đặt vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng trụ sở công. Theo ĐB, việc thu hồi, điều chuyển trụ sở dôi dư có chuyển biến tích cực nhưng còn một số hạn chế. Đó là việc bố trí trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các đơn vị hành chính đối với 45 tỉnh, thành thuộc diện có đơn vị hành chính cần sắp xếp lại và còn nhiều bất cập.
“Theo báo cáo của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số địa phương, trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức bị phân tán do vẫn duy trì 2 - 3 trụ sở làm việc như trước khi sắp xếp đơn vị hành chính. Ở các địa phương đã hoàn thành việc sắp xếp ổn định trụ sở làm việc vẫn còn tình trạng cơ sở vật chất thiếu thốn, chật chội, không đáp ứng yêu cầu công việc do số lượng cán bộ, công chức tại đơn vị hành chính mới tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc. Vẫn còn nhiều trụ sở bỏ không, chưa được đưa vào sử dụng, địa phương không có kinh phí để bảo trì, sửa chữa, bảo vệ dẫn đến tình trạng trụ sở xuống cấp, hư hỏng” - ĐB Nguyễn Văn Mạnh nói.
Bên cạnh đó, cũng còn tình trạng một số trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành dọc trung ương đóng ở các tỉnh có quy mô nhỏ hẹp, không đủ diện tích ảnh hưởng đến chất lượng công việc của cán bộ, công chức, cơ quan phải đi thuê trong khi có trụ sở bị bỏ hoang. Một số cơ quan ngành dọc của trung ương sau khi đã được bố trí xây dựng trụ sở mới nhưng không bàn giao trụ sở cũ cho địa phương quản lý, sử dụng. Nhiều khu đất có vị trí đắc địa, là đất vàng giá trị lớn ở các trung tâm đô thị nhưng bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực.
Giám sát chặt, chống lãng phí tại các dự án trọng điểm quốc gia
Để tránh tiếp tục lãng phí trụ sở công như trên, ĐB Nguyễn Văn Mạnh đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát danh sách các trụ sở cơ quan, tổ chức, các đơn vị hành chính đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 mà đến nay vẫn chưa thực hiện bố trí, sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý theo tinh thần nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về việc tiếp tục thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để có phương án xử lý dứt điểm.
Phiên họp được truyền hình trực tiếp cho cử tri và nhân dân theo dõi. |
ĐB Lê Minh Nam (Hậu Giang) cho rằng, để giải quyết các bất cập tồn tại, cần thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Theo ĐB Lê Minh Nam, từ khi ban hành và đi vào cuộc sống, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã mang lại những kết quả rất tích cực, giúp cho việc quản lý, sử dụng nguồn lực công tiết kiệm, hiệu quả có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội các năm qua. Theo báo cáo giám sát giai đoạn 2016 - 2021, ban hành hệ thống chính sách pháp luật tiêu chuẩn, định mức chương trình kế hoạch khá toàn diện, đầy đủ phục vụ quản lý, điều hành.
ĐB Lê Minh Nam cũng đánh giá cao những kết quả tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như việc tiết kiệm kinh phí ngân sách. Tuy nhiên, qua giám sát cũng cho thấy trong tất cả các lĩnh vực được giám sát đều có những vướng mắc, bất cập, lãng phí đòi hỏi phải sớm có các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.
Do đó, ĐB kiến nghị, cần nhận thức đúng đắn, sâu sắc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường giáo dục ý thức xác định rõ trách nhiệm đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu. Ngoài ra, cần xây dựng môi trường văn hóa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động tự giác hơn để dần dần việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trở thành nề nếp, ý thức sâu rộng và bền vững.
ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị tăng cường công tác hậu giám sát, tiếp tục các nội dung liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong kế hoạch hàng năm hoặc định kỳ. Đặc biệt là những vấn đề tồn tại mà đoàn giám sát đã nêu ra trong báo cáo, trọng tâm là các dự án trọng điểm quốc gia, các dự án chậm tiến độ, đất đai còn để hoang hóa, việc đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm tài sản công, công sở sử dụng chưa đúng mục đích...
Đáng chú ý, trong báo cáo giám sát, đoàn giám sát đã đề xuất từ năm 2023 phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân.
Hầu hết các ý kiến ĐBQH đều đánh giá cao đề xuất này. Các ĐBQH đề nghị, cùng với việc tăng cường quản lý, thúc đẩy tuân thủ pháp luật thì cuộc vận động và phong trào thi đua sẽ góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và xây dựng văn hóa để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả thực chất hơn nữa, nhất là sau chương trình giám sát của Quốc hội./.
Năm 2023 phát động cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Đáng chú ý, trong báo cáo giám sát, đoàn giám sát đã đề xuất từ năm 2023 phát động trong toàn quốc cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ tổ chức phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng ở mọi cấp, mọi ngành và trong nhân dân./. |