Các vị đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến với đại dự áncủa đất nước. Chủ trương đầu tưđại Dự án đường sắt với sơ bộ tổng mức đầu tư 1.713.548 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua chiều nay (30/11) với 443/454 đại biểu tán thành,ếtđịnhđầutưđạidựánđườngsắttốcđộkmhsơbộvốntỷđồkết quả giải brazil serie b 7 đại biểu không tán thành và 4 vị đại biểu không biểu quyết.
Cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035
Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Dự án).
Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Quy mô đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Đây là dự án đầu tư công, áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray, điện khí hóa; bảo đảm hiện đại, đồng bộ, an toàn và hiệu quả.
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, gồm đất trồng lúa khoảng 3.655 ha, đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Trong đó đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên khoảng 3.102 ha, rừng đặc dụng khoảng 243 ha, rừng phòng hộ khoảng 653 ha, rừng sản xuất khoảng 1.671 ha. Sơ bộ số dân tái định cư khoảng 120.836 người.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 1.713.548 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn và nguồn vốn hợp pháp khác.
Quốc hội quyết định tiến độ thực hiện là lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2035.
Không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn
Với nghị quyết này, Quốc hội cũng quyết định 19 cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho dự án.
Theo đó, trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư hằng năm cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hằng năm không đáp ứng tiến độ.
Thủ tưởng còn được trao quyền huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện Dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài.
Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hàng năm không đáp ứng tiến độ. Việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi không phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Nghị quyết cho phép Dự án được bố trí vốn qua các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức vốn bố trí mỗi kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và không giới hạn phần vốn chuyển tiếp của Dự án sang kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn tiếp theo. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương giữa các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bố trí vốn cho Dự án.
Dự án không phải thực hiện việc thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công, theo quyết định của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội còn chấp thuận nhiều cơ chế đặc thù khác về phát triển, khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất vùng phụ cận ga đường sắt tốc độ cao, về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án…
Về phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ, Nghị quyết giao Chính phủ quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệpnhà nước được giao nhiệm vụ hoặc doanh nghiệp Việt Nam khác được đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt; nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ. Tổng thầu, nhà thầuphải ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất, cung cấp.
Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư được quyết định việc phân chia Dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt dự án đầu tư. Việc phân chia dự án thành phần, tiểu dự án không phải áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Về cơ chế, chính sách bảo đảm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, Quốc hội quy định khi lựa chọn nhà thầu các gói thầu EPC, gói thầu tư vấn sử dụng nhà thầu nước ngoài, thành phần Tổ thẩm định theo quy định của pháp luật về đấu thầuvà bổ sung đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước;
Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tổng mức đầu tư đã được hoàn thiện theo báo cáo thẩm định của cấp quyết định đầu tư cho Kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán làm cơ sở phê duyệt Dự án. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi kết quả kiểm toán cho cấp quyết định đầu tư trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị kiểm toán.
Quốc hội cũng đồng ý trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, trừ trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của Dự án.
Báo cáo Quốc hội trước khi biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến không nhất trí quy định giao Chính phủ ban hành nghị định để hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thực tiễn triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, các cơ quan, địa phương rất lúng túng, có cách hiểu khác nhau về việc áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù. Trong khi đó, Dự án có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt với nhiều quy trình, thủ tục được quy định ở nhiều luật khác nhau. Do đó, để bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt và tránh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thì việc Chính phủ đề xuất cơ chế, chính sách này là phù hợp. 顶: 513踩: 98286相关文章
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Một số lưu ý trong khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử
- Tiền Giang: Thu nội địa đạt gần 80% dự toán
- Cục Thuế Hải Phòng thu ngân sách 9 tháng tăng 19,4% so với cùng kỳ 2017
- Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
- Trung tâm khuyến công 1: Tăng cường liên kết vùng
- Quyền lợi của một cá nhân không thể lớn hơn quyền lợi của Nhà nước
- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử đất đai
- Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Công ty TNHH Regina Miracle Intenational được ưu tiên về hải quan
评论专区