Góp ý với dự án nâng cấp,ởrộngnhàmáylọcdầuDungQuấtvốntỷUSDởđâkét qua bóng da mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương cho rằng, dự án giải quyết các hạn chế của nhà máy hiện hữu về nguồn nhiêu liệu dầu thô, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, môi trường, quy mô công suất, độ linh hoạt, khả năng chế biến sâu và đa dạng hoá sản phẩm, hiệu quả kinh tế.
Việc công nghệ được lựa chọn và thể hiện trong hồ sơ cho phép dự án đảm bảo các mục tiêu: nâng công suất nhà máy lên 171 nghìn thùng/ngày, có thể chế biến nhiều hỗn hợp dầu thô khác nhau, sản xuất các sản phẩm xăng (RON 92, RON 95), LPG, propylene, polypropylene, nhiên liệu phản lực/kerosene, dầu diesel, dầu FO và lưu huỳnh đáp ứng tiêu chuẩn Euro V và tiêu chuẩn môi trường mới nhất.
Dây chuyền/thiết bị công nghệ dự kiến được lựa chọn và áp dụng cho dự án là công nghệ tiến tiến của các nước phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan, Italia và đã được kiểm chứng trong vận hành thương mại, phù hợp với công nghệ nhà máy lọc dầu hiện hữu và đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự án.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng bày tỏ một số vấn đề cần lưu tâm. Đầu tiên, về thu xếp vốn, theo phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì toàn bộ số vốn chủ sở hữu của dự án sẽ được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm của BSR giai đoạn 2018-2023.
"Kết quả sản xuất kinh doanh của BSR trong các năm từ năm 2018 (từ thời điểm cổ phần hóa), 2019 đến 2020 lần lượt là 250,79 tỷ đồng, 2.913,82 tỷ đồng và -2.818,84 tỷ đồng. Lũy kế sau 3 năm từ khi chuyển sang công ty cổ phần là 345,77 tỷ đồng (khoảng 15 triệu USD) và chỉ đáp ứng được khoảng 2,7% nhu cầu vốn chủ sở hữu của dự án, dẫn đến việc thu xếp vốn cho dự án không đảm bảo", Bộ Công Thương lo ngại và đề nghị trong giai đoạn triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đối với nguồn vốn chủ sở hữu khả dụng, BSR cần làm rõ hơn phương án phân phối lợi nhuận huy động vốn cho dự án.
Đối với nguồn vốn vay, BSR cần làm việc chi tiết với các tổ chức tài chính bảo đảm tính khả thi cho việc vay vốn.
Trong khi đó, về nguyên liệu dầu thô, theo Bộ Công Thương, BSR cần đánh giá đầy đủ, thận trọng, kỹ lưỡng khả năng nhập khẩu dầu thô các rủi ro trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giữa Liên bang Nga - Ukraina đã làm thay đổi bức tranh cung - cầu; giá của thị trường năng lượng khu vực châu Âu nói riêng và thị trường năng lượng thế giới nói chung.
Liên quan tới vận hành thống nhất, tương thích giữa phần nhà máy đang hoạt động với phần đầu tư nâng cấp, mở rộng, BSR cần tiếp tục nghiên cứu, cập nhật các vấn đề này trong thiết kế tổng thể điều chỉnh sau khi chủ trương đầu tư điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Báo cáo của BSR cho biết, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với quy mô công suất 192 nghìn thùng/ngày bị chậm so với dự kiến.
Thiết kế tổng thể bị kéo dài hơn so với kế hoạch khoảng 5 tháng do cập nhật đặc tính kỹ thuật của dầu thô, các vấn đề cần làm rõ về tính đồng bộ vận hành giữa nhà máy hiện hữu với sau nâng cấp, đàm phán với các nhà bản quyền công nghệ.
Trong phương án mới nhất, BSR đề nghị chỉ mở rộng công suất nhà máy lên 171 nghìn thùng/ngày (hiện 148 nghìn thùng/ngày), thay cho phương án cũ đã được duyệt là mở rộng lên 192 nghìn thùng/ngày.
Theo báo cáo nghiên cứu, dự án có tổng mức đầu tư mới là hơn 1,2 tỷ USD. Trong đó dự kiến 40% là vốn chủ sở hữu, số còn lại là vốn vay.
Ba ngân hàng kiện chủ nhà máy Bio-Ethanol Dung Quất để đòi nợ
Ba nhà băng tham gia vụ kiện đòi nợ liên quan hợp đồng tín dụng xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất gồm OceanBank, PVComBank và Vietcombank.