Lễ ra mắt nền tảng Nền tảng giám sát và điều hành an toàn thông tin thế hệ mới - SOC Platform của Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) diễn ra trong khuôn khổ hội nghị bàn tròn cấp cao Lãnh đạo CNTT và An toàn thông tin năm 2022 được tổ chức ngày 8/9.
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt nền tảng giám sát và điều hành an toàn thông tin thế hệ mới. |
Ông Lê Quang Hà,ắtnềntảnggiámsátvàđiềuhànhantoànthôngtinthếhệmớkết quả southampton hôm nay Phó Tổng giám đốc Viettel Cyber Security cho biết, thị trường dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) ở Việt Nam có giá trị ước tính khoảng trên 200 triệu USD.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tiên phong chuyển dịch dữ liệu của mình lên Cloud. Theo Viện Chiến lược TT&TT thuộc Bộ TT&TT, đến năm 2025 dự kiến 100% các đơn vị của Chính phủ sẽ chuyển dịch lên môi trưởng đám mây.
Trong thời đại chuyển đổi số cũng như bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng và chuyển dịch hệ thống từ các hệ thống lưu trữ truyền thống lên Cloud là xu hướng tất yếu và đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp sử dụng các hệ thống lưu trữ tại chỗ truyền thống, hay duy trì song song các hệ thống truyền thống cùng hệ thống Cloud.
Thực tế trên đặt ra vấn đề cần có các hệ thống giám sát và điều hành an toàn thông tin mạng đáp ứng được một cách đa dạng, linh hoạt những nhu cầu của các đơn vị, từ hệ thống lưu trữ tại chỗ truyền thống đến các hệ thống Cloud, Hybrid Cloud, Public Cloud.
Theo ông Lê Quang Hà, đây chính là lý do để Viettel Cyber Security nghiên cứu và cho ra mắt SOC Platform - một giải pháp tổng thể cho việc giám sát và điều hành an toàn thông tin, đáp ứng linh hoạt, đa nền tảng, đa mô hình cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Giải pháp SOC Platform có thể giúp các doanh nghiệp, tổ chức giám sát an toàn thông tin cho hệ thống của mình, dù là hệ thống lưu trữ truyền thống hay trên hệ thống Cloud đặt ở các đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud trong và ngoài nước.
“Một trong những yếu tố cốt lõi để chúng tôi xây dựng và phát triển SOC Platform là đặt trải nghiệm và sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng SOC Platform sẽ là “chìa khóa” và câu trả lời cho các đơn vị, tổ chức trong việc đảm bảo an toàn thông tin các hệ thống của mình thời chuyển đổi số”, ông Lê Quang Hà chia sẻ thêm.
Giám sát an toàn thông tin là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp” đã được Bộ TT&TT hướng dẫn. Trong đó, nền tảng Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng - SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin là thành phần quan trọng nhất để đảm bảo hoàn thành 2 lớp gồm: Lớp giám sát bảo vệ chuyên nghiệp; lớp kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo Cục An toàn thông tin, hiện 100% các bộ, tỉnh đã được bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”. Song nhiều bộ, ngành, địa phương mới triển khai giám sát ở mức cơ bản, chủ yếu mới giám sát 2/4 lớp kỹ thuật là lớp mạng, lớp hệ điều hành (máy chủ) và cơ sở dữ liệu; chưa chú trọng giám sát lớp ứng dụng và lớp endpoint - người dùng, thiết bị đầu cuối. Tính đến giữa năm nay, tỷ lệ hệ thống thông tin cấp 3, 4, 5 được giám sát an toàn thông tin mới đạt khoảng 70%.
Vân Anh
50% hệ thống thông tin của các bộ, tỉnh mới chỉ được giám sát lớp mạng
Theo Cục An toàn thông tin, việc triển khai Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC) của các bộ, ngành, địa phương còn ở mức cơ bản, chưa đầy đủ cả 4 mức mạng, ứng dụng, cơ sở dữ liệu và thiết bị đầu cuối.