【tổng số phạt góc】Lưu ý các giải pháp bảo vệ nguyên trạng khối xây gốc

时间:2025-01-26 03:35:06来源:Empire777 作者:La liga

VHO - Liên quan đến dự án bảo tồn,ưuýcácgiảiphápbảovệnguyêntrạngkhốixâygốtổng số phạt góc tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị tháp Bắc, tháp Giữa thuộc di tích tháp Chăm Chiên Đàn (xã Tam An, huyện Phú Ninh), Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo chủ đầu tư lưu ý ưu tiên các giải pháp để bảo vệ nguyên trạng khối xây gốc, không đặt vấn đề thay thế phần gạch bị hư hại trên bề mặt thân tháp để tránh hiện tượng “vá mặt mảng lớn”.

Lưu ý các giải pháp bảo vệ nguyên trạng khối xây gốc - ảnh 1
Tháp Nam Chiên Đàn sau khi trùng tu

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Bộ VHTTDL vừa có công văn số 5079/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dựán tu bổ, bảo tồn tháp Bắc, tháp Giữa thuộc di tích tháp Chăm Chiên Đàn. Sau khi nghiên cứu, Bộ VHTTDL có ý kiến: Thỏa thuận báo cáo nghiên cứu khả thi tu bổ, bảo tồn tháp Bắc, tháp Giữa thuộc nhóm tháp Chiên Đàn, nội dung: Tu bổ, gia cố tháp Bắc, tháp Giữa (dọn dẹp mặt bằng xung quanh chân tháp; gia cố, tái định vị các khối xây gốc của đế tháp; tháo dỡ khối xây gia cố chân tháp trước đây để xây lại; bảo quản cấu kiện đá; xây bổ sung bậc cấp và vai bậc; thay thế phần gạch bị hư hại trên bề mặt tháp (phần đế 2 tháp, mái tháp Giữa).

Phục hồi các vị tríbị đổ, mất hoặc mất ổn định (phần đế 2 tháp, mái tháp Giữa); bổ sung các tai đá góc tháp Giữa bị mất (theo dạng khối); phục hồi hình khối các ô hộc trang trí(phần đế 2 tháp, mái tháp Giữa). Tôn tạo nền tháp bằng gạch Chăm phục chế; bảo quản toàn bộ bề mặt gạch; chống mối, xử lý rêu mốc, thực vật xâm thực; cải tạo phần mái che đỉnh tháp Bắc và các hạng mục phụ trợ phục vụ thi công tu bổ di tích. Đặc biệt, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉđạo chủ đầu tư lưu ý, đối với hiện trạng kiến trúc, trang trí và tình trạng kỹ thuật, vật liệu của nhóm tháp Chiên Đàn, tại phần thân tháp cần ưu tiên giải pháp bảo quản bề mặt, gia cường (cứng hóa mặt gạch), xử lý triệt để tình trạng nấm mốc, địa y, cây cối xâm thực... để bảo vệ nguyên trạng khối xây gốc; không đặt vấn đề thay thế phần gạch bị hư hại trên bề mặt thân tháp để tránh hiện tượng “vá mặt mảng lớn”.

Đối với việc gia cố, tái định vị các khối xây gốc của đế tháp; phục hồi các vị tríbị đổ, mất và tháo dỡ khối xây gia cố chân tháp trước đây để xây lại, lưu ý: Bảo vệ nguyên trạng khối xây gốc. Chỉ xây phục hồi cục bộ tại các vị trí bề mặt bị sạt lở, lõm sâu theo dạng khối căn cứ vào hiện trạng từng vị trí; Chỉ xây bổ sung dạng khối vào phần đỉnh diềm thân tháp (tiếp giáp với phần mái tháp đã sạt lở, mất liên kết. Tính toán, làm rõ các nguy cơ tác động đến cấu trúc cũ của công trình khi tháo dỡ toàn bộ khối xây gia cố trước đây để có giải pháp chống đỡ khối xây gốc, tháo dỡ khối xây đã gia cố đảm bảo an toàn. Giải pháp này cũng cần cân nhắc đảm bảo tính mỹ quan, phù hợp, có tham khảo đối với việc gia cường một số công trình tháp Chăm khác. Đối với việc phục hồi hình khối các ô hộc trang trí (phần đế 2 tháp, mái tháp Giữa) chỉ xây theo dạng khối để đảm bảo liên kết, ổn định khối xây cũ - mới, không phục hồi chi tiết.

Kịp thời thông báo với các cơ quan thẩm quyền khi có các vấn đề mới phát sinh trong quá trình thực hiện gia cố, gia cường trước khi triển khai các công việc tiếp theo. Về hồ sơ, Bộ VHTTDL đề nghị bổ sung cơ sở khoa học của việc tái định vị các thanh đá trụ, ngưỡng và bậc cửa (như thuyết minh dự án đề xuất) và đánh giá kết quả của dự án tu bổ tháp Nam để củng cố cơ sở thực tiễn cho một số giải pháp được thỏa thuận tại Dự án tu bổ các tháp lần này. Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ, công khai nội dung tu bổ, bảo tồn di tích trước nhân dân và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

Trước đó, Văn Hóa đã thông tin, tháng 9.2024, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn số 7415/UBND-KTN đề nghị Bộ VHTTDL thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị tháp Bắc, tháp Giữa thuộc di tích tháp Chăm Chiên Đàn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 16,77 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện năm 2023-2025 nhằm phục hồi, ổn định lâu dài cho các cấu trúc của di tích; góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia.

Các nội dung, hạng mục đề xuất triển khai gồm: Phát lộ mặt bằng, thu gom hiện vật rơi vãi quanh chân tháp rộng 2 m; tháo dỡ các khối xây gia cố trước đây sử dụng gạch cũ, xây bằng vữa xi măng, phân loại bảo quản, xử lý bảo quản sơ bộ cấu kiện đá sa thạch. 

相关内容
推荐内容