【ty sô truc tuyên】Trích nguồn thu từ thuế để phòng chống tác hại rượu, bia

时间:2025-01-13 14:12:13来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

RB

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Chiều 17/9,íchnguồnthutừthuếđểphòngchốngtáchạirượty sô truc tuyên dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia (PCTHRB) đã lần đầu tiên được cho ý kiến tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Tăng thuế TTĐB theo lộ trình để giảm tiêu thụ rượu, bia

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày, mục đích ban hành Luật là nhằm thể chế hoá các chính sách nhằm giảm hậu quả về sức khoẻ, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia gây ra thông qua các biện pháp về giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ việc cung cấp, hạn chế tính sẵn có của rượu, bia; giảm tác hại và bảo đảm nguồn lực để PCTHRB, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 38 điều. Trong đó, chương I quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, chính sách, trong đó có các chính sách quan trọng như thực hiện đồng bộ các biện pháp PCTHRB; áp dụng chính sách tăng thuế TTĐB theo lộ trình phù hợp để giảm mức tiêu thụ rượu, bia cũng như khắc phục thực trạng hiện nay là thuế TTĐB của Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của rượu, bia trong khi thuế TTĐB đối với rượu, bia của các nước rất cao, chiếm từ 50-85% giá bán lẻ rượu, bia (gấp từ 1,5-2,5 lần Việt Nam); quyền và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương II quy định về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia bao gồm: Thông tin, giáo dục, truyền thông; trường hợp không được uống rượu, bia; yêu cầu chung đối quảng cáo rượu, bia; kiểm soát việc khuyến mại, quảng cáo, tài trợ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Chương này cũng quy định về các nhóm đối tượng không được sử dụng rượu, bia, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa các ca trong ngày làm việc; uống rượu, bia tại địa điểm có quy định không được bán rượu, bia. Đây là các nhóm đối tượng mà việc sử dụng rượu, bia không chỉ tác động đến bản thân người đó mà còn có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến người khác và cộng đồng, chất lượng lao động và nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước.

Đối với các biện pháp kiểm soát khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia, ngoài việc kế thừa quy định về cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên, dự thảo Luật bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu, bia dưới 15 độ, và có phân chia mức độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm (dưới 5.5 độ, từ 5.5 đến dưới 15 độ).

Tại chương III về các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia, dự thảo tiếp tục duy trì, kế thừa các biện pháp quản lý điều kiện, cấp phép đối với kinh doanh rượu (bao gồm cả sản xuất rượu thủ công vì mục đích kinh doanh). Sản phẩm bia không phải cấp phép mà chỉ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Đối với sản xuất rượu thủ công, dự thảo có thêm quy định về bảo đảm an toàn, trong đó có giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh quy định biện pháp hướng dẫn người dân sản xuất rượu thủ công bảo đảm các chỉ tiêu an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật; vận động, tuyên truyền để người dân làm thủ tục cấp phép, đăng ký với UBND cấp xã; giảm dần, hạn chế hoặc chấm dứt sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh theo lộ trình đến 1/1/2023 và các biện pháp thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường tuyên truyền để tạo sự đồng thuận

Tại chương 5 về điều kiện bảo đảm cho PCTHRB, dự thảo Luật quy định cụ thể các hoạt động PCTHRB phải được bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện. Trong quá trình xây dung, nhiều ý kiến đồng tình với việc cần có Quỹ và khoản đóng góp bắt buộc của rượu, bia để có nguồn kinh phí lâu dài, ổn định và tăng tính khả thi của Luật.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính tập trung của ngân sách, các nghị quyết trung ương về tinh giản bộ máy, biên chế và không thu nhiều loại thuế, phí trên đầu một loại sản phẩm, Chính phủ đã quyết nghị bỏ quy định này và dự thảo Luật quy định theo hướng ưu tiên dành một phần kinh phí riêng trích từ số thu thuế TTĐB đối với rượu, bia sau khi đã tổng hợp vào ngân sách để bảo đảm thực hiện các hoạt động PCTHRB theo mức trích do Chính phủ quyết định, được tổng hợp vào dự toán ngân sách báo cáo Quốc hội phê duyệt.

Tại báo cáo thẩm tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội, nội dung này có 2 loại ý kiến khác nhau. Một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật. Một số ý kiến khác đề nghị không trích từ số thu thuế TTĐB đối với rượu, bia mà quy định ngay trong Luật "NSNN đảm bảo kinh phí cho hoạt động PCTHRB".

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, nếu quy định NSNN bảo đảm cho hoạt động PCTHRB thì thực trạng kinh phí dành cho công tác này cơ bản sẽ không có gì thay đổi so với hiện nay, vừa thiếu, vừa ít được quan tâm, không đảm bảo nguồn lực cho công tác này. Qua thảo luận, Thường trực Ủy ban nhất trí với quy định trích một phần từ số thu thuế TTĐB đối với rượu, bia nhằm có được nguồn ngân sách rõ ràng, thể hiện tính minh bạch, công khai và sự quan tâm của Nhà nước đối với công tác này.

Ngoài ra, với nhận thức rằng, cùng với mỹ phẩm, thuốc lá... thì rượu, bia là loại hàng hóa mà hầu hết các nước trên thế giới đều xếp vào danh mục chịu thuế TTĐB tương đối cao, có giá bán không thấp và được quản lý chặt chẽ. Vì vậy, một số quy định trong dự án Luật có thể trước mắt sẽ gây phản ứng nhất định trong dư luận, từ cộng đồng doanh nghiệp nhưng sẽ có tác động tích cực đối với người dân và mang lại tác dụng, hiệu quả trong công tác PCTHRB. Do đó, Thường trực Ủy ban lưu ý Ban soạn thảo cần tăng cường công tác tuyên truyền, tham vấn, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội ngay trong quá trình xây dựng Luật này.

Với quan điểm sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội và nhằm mục tiêu nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã nhấn mạnh việc "Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá", "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá có hại cho sức khoẻ như đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng", "Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc về sức khoẻ; hoàn thành trước thời hạn một số mục tiêu".

H.Y

相关内容
推荐内容