【kqbd v league 1】Hà Nội có những khu biệt thự ma chính là từ động lực để hưởng chênh lệch địa tô
Nhiều bất cập về giá đất,àNộicónhữngkhubiệtthựmachínhlàtừđộnglựcđểhưởngchênhlệchđịatôkqbd v league 1 thu hồi đất được các chuyên gia, nhà khoa học mổ sẻ tại tọa đàm đóng góp vào ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức ngày 16/3.
Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, việc sửa đổi các quy định của Luật Đất đai, bổ sung các chính sách mới là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Theo ông Tuấn, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định trong dự thảo luật còn chung chung, chưa thể chế đầy đủ chủ trương của Đảng và chưa giải quyết được các mâu thuẫn, vướng mắc trong đời sống thực tiễn. Vẫn còn một số nội dung chồng chéo giữa các quy định trong quản lý, sử dụng và đảm bảo quyền sử dụng đất...
Ông Tuấn mong các nhà khoa học, các chuyên gia thẳng thắn trao đổi, thảo luận và đưa ra được những đề xuất kiến nghị xác đáng, khả thi để Hiệp hội tập hợp, tổng hợp xây dựng báo cáo gửi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan có trách nhiệm của Quốc hội.
Chênh lệch địa tô gây phản cảm, tạo động lực méo mó
TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, vấn đề chủ yếu nhất liên quan đến đất đai hiện nay là cả hệ thống đang bị thúc đẩy để hưởng chênh lệch địa tô. Chính điều này đang tạo bất công và gây nhiều bức xúc.
“Chênh lệch địa tô là vấn đề lớn nhất của xin quy hoạch, lên quy hoạch, điều chỉnh làm khu này khu kia. Ví dụ như việc mảnh đất này đang bán 1 triệu m2, xong quy hoạch làm đất ở xong chỗ đó lên 50 triệu m2 thì 49 triệu kia là chênh lệch địa tô do chính sách mang lại”, ông Dũng phân tích.
Ông nêu thực tế quanh Hà Nội có những khu phố, biệt thự để hoang không ai ở chính là xuất phát từ động lực để hưởng chênh lệch địa tô hình thành nên những “thành phố ma”. Đó là vấn đề lớn nhất vừa qua, gây bất công rất lớn.
“Tôi được đền bù 1 triệu, mấy hôm sau doanh nghiệp bán 50 triệu tôi thấy bất công vô cùng. Cái đó mới là cái gây phản cảm và tạo động lực méo mó”, ông Dũng nói.
Do đó, ông Dũng cho rằng, tới đây, điều quan trọng là điều tiết chênh lệch địa tô đó như thế nào và dùng chênh lệch địa tô đó để làm sao có nơi ở mới cho người bị thu hồi bằng hoặc tốt hơn trước. Đừng để chênh lệch địa tô đó rơi vào túi doanh nghiệp, quan chức có quyền cho chuyển đổi đất, làm thế nào cho công bằng...
Góp ý về quy định đền bù theo giá thị trường, TS Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, nếu quy định như dự luật không khéo sẽ không có địa phương nào dám quyết giá đất cả và sẽ ách tắc.
“Vì 1 triệu hay 50.000 cũng là giá thị trường. Do đó không khéo địa phương không dám quyết”, ông Dũng cảnh báo và cho rằng giá thị trường mà không có tự do ý chí là không bao giờ có. Giá thị trường là giá thuận mua vừa bán nên vẫn phải có cơ chế tính giá.
Không xử lý được vấn đề địa tô chênh lệch không thể hài hòa lợi ích
PGS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ cho rằng giá đất theo định hướng của Nghị quyết 18 nói phải bảo đảm hài hòa lợi ích của 3 chủ thể: Nhà nước - người dân - doanh nghiệp.
“Nếu chúng ta không xử lý được vấn đề địa tô chênh lệch, thì không thể xử lý được mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người có quyền sử dụng đất. Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc ở luật này thì không ai biết được có khả thi không”, ông Sỹ băn khoăn.
Ngoài ra, ông Sỹ cho rằng vấn đề giá đất có 2 loại, một là bảng giá đất, hai là giá đất cụ thể. Hai giá đất này áp dụng trong những trường hợp khác nhau đã được dự thảo luật quy định, nhưng về bản chất là một, vì đều được xác định xây dựng trên nguyên tắc thị trường.
Chỉ khác là bảng giá đất này được UBND tỉnh chủ trì xây dựng, trình HĐND tỉnh thông qua và ban hành hàng năm. Còn giá đất cụ thể là khi có giao dịch như khi có dự án, khi giao đất, giải phóng mặt bằng.
“Nhưng cả hai giá đất đấy, dự thảo luật quy định đều xác định dựa trên nguyên tắc thị trường. Vậy thì để hai bảng giá đất để làm gì?”, ông Đinh Dũng Sỹ bày tỏ.
Theo ông, kinh nghiệm của các nước phát triển có một bảng giá để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của xã hội đối với nhà nước. Bảng giá đó về nguyên tắc sát với giá thị trường nhưng không neo theo giá thị trường, và có thể nó ổn định nhiều năm. Bảng giá đất ở Pháp để tính thuế, tính nghĩa vụ tài chính cho người dân nhiều năm không đổi.
Còn giá cụ thể chỉ xuất hiện khi có dự án, có việc đền bù, thu hồi và lúc đó phải tôn trọng thị trường, tôn trọng ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn, đó là các cơ quan quản lý giá.
Còn PGS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, điều 78 quy định 4 trường hợp thu hồi đất nhưng định nghĩa rất chung chung. “Chúng tôi không hiểu được thì chắc dân cũng không hiểu được. Thế nào là dự án phát triển kinh tế nếu không làm rõ nguy cơ thu hồi đất tràn lan, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực”.
Từ đó ông đề nghị có 4 tiêu chí: Lợi ích cho cả cộng đồng, người dân, xã, huyện, tỉnh chứ không phải là lợi ích nhóm; đầu tư nhà nước, công tư nhưng phải vì mục đích phục vụ người dân; lợi nhuận thì phải điều tiết vào ngân sách; có những dự án không nhằm mục đích kinh doanh.