Năm 2021,Điểmnhấntrongcngtcnộbảng xếp hạng hồng kông công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Năm 2021, các cơ quan khối nội chính tỉnh đã phối hợp kịp thời xử lý nhiều vụ việc vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của các ngành trong khối nội chính, tính chung năm 2021, tỷ lệ khám phá các vụ phạm pháp hình sự trong toàn tỉnh đạt trên 94,1%. Các cơ quan tư pháp trong tỉnh thụ lý, giải quyết các loại án đạt 96,4%; đã xác định 79 vụ án trọng điểm để điều tra, truy tố, đưa ra xét xử nhanh, phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; đồng thời, tổ chức 106 phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp, hạn chế thấp nhất sai sót, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.
Những kết quả đó có vai trò quan trọng của Ban Nội chính Tỉnh ủy trong công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan trong khối thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong khối nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Qua đó, tập trung phối hợp chỉ đạo để giải quyết, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các vụ án trọng điểm, án tham nhũng, những vụ án được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể thấy, trong quá trình triển khai công tác nội chính thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thể hiện rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác nội chính, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội…
Ông Trương Đình Nghệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, cho biết: “Trong năm 2021, dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xét xử của ngành, tuy nhiên, tòa án hai cấp đã nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó, chất lượng xét xử được nâng lên, tỷ lệ án bị hủy, sửa trong năm chỉ chiếm tỷ lệ 0,32% (quy định của ngành là không vượt quá 1,5%). Bên cạnh đó, thực hiện yêu cầu cải cách tư pháp, ngành đã tích cực phối hợp với viện kiểm sát tổ chức các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, đảm bảo tính tranh tụng, công bằng, dân chủ trong xét xử.
Còn theo đại tá Lâm Phước Nguyên, Phó Giám đốc Công an tỉnh: Trong năm, tội phạm về trật tự xã hội được kéo giảm 5,1% so năm 2020, tình hình tai nạn giao thông cũng được kiềm giảm. Tuy nhiên, dưới tác động của dịch Covid-19 nên một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng như giết người, cố ý gây thương tích, xâm hại tình dục trẻ em… “Chính vì vậy, để ngăn ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, ngoài các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng công an, rất cần sự phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và đặc biệt là phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan trong khối nội chính để kịp phát hiện, xử lý các loại tội phạm, nhằm đảm bảo giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn”, đại tá Nguyên chia sẻ.
Hiện nay, để đảm bảo hiệu quả công tác nội chính, cấp ủy các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên giao ban khối nội chính để nắm tình hình, có định hướng cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và cơ quan thi hành án cũng như các cơ quan trong khối để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm; đối với những vụ án phức tạp trên địa bàn, các cơ quan khối nội chính thường xuyên tổ chức hội ý, đề xuất cấp ủy cho chủ trương để xử lý bảo đảm đúng theo quy định pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Nội chính Tỉnh ủy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nội chính của tỉnh vẫn còn tồn tại, hạn chế như: một số cơ quan trong khối chưa có nhiều đề xuất mới trong thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực phụ trách, còn bị động trong tham mưu cho cấp ủy; tình hình dịch bệnh, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều phức tạp; một số vấn đề xã hội còn bức xúc, dư luận quan tâm như ma túy, đua xe trái phép, tranh chấp khiếu kiện về đất đai…
Ông Lê Văn Tông, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, thông tin, những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan xuất phát từ một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc công tác nội chính và hoạt động của các cơ quan tư pháp; công tác dự báo, nắm tình hình một số mặt chưa sát; các hành vi phạm tội trong nhiều vụ án ngày càng phức tạp, gây áp lực, khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử…
Theo Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành, công tác nội chính, phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, để phát huy hiệu quả, khắc phục những hạn chế hiện nay trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, trong thời gian tới phải mở rộng phạm vi trách nhiệm, đặt công tác nội chính song hành với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Do đó, trong năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cơ quan trong khối nội chính tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, đảm bảo công tác nội chính vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả. Cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tố tụng, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác trước các loại tội phạm. Quan tâm, xây dựng ngành, kiện toàn nhân sự, đào tạo đội ngũ cán bộ khối nội chính có bản lĩnh vững, chuyên môn, tâm huyết, nghiêm minh. Đối với các ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong khối nội chính hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bài, ảnh: Đ.BẢO