当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định bóng đá giao hữu】Hàng trăm héc ta cây đặc sản chết khô, dân bất lực chặt bỏ làm củi

Hàng trăm héc ta cây đặc sản chết khô,àngtrămhéctacâyđặcsảnchếtkhôdânbấtlựcchặtbỏlàmcủnhận định bóng đá giao hữu dân bất lực chặt bỏ làm củi

(Dân trí) - Thời gian qua, hàng trăm héc ta cam trồng ở xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chết khô hàng loạt. Nỗ lực cứu diện tích cây đặc sản không đạt kết quả khả quan, các chủ vườn đành chặt bỏ làm củi.

Những ngày giữa tháng 10, chị Nguyễn Thị Hà (37 tuổi, trú tại thôn 5, xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) ra vườn đồi cạnh nhà nhưng không phải để chăm sóc những gốc cam đã ra quả như thường lệ.

Người phụ nữ héo ruột chặt bỏ hàng loạt gốc cam không thể cứu vãn để làm củi. Gia đình chị Hà trồng trên 100 cây, trong đó quá nửa không cho quả và đang trong tình trạng chết héo không rõ nguyên nhân.

Nhiều diện tích cam trồng ở xã Sơn Trường héo khô (Ảnh: Dương Nguyên).

"Chúng tôi không biết cây chết do đất, phân bón, cách chăm sóc hay thời tiết. Ban đầu, cây có hiện tượng vàng lá, ra quả nhưng không đạt chất lượng, sau đó khô từ gốc đến ngọn. Cũng có những cây rụng lá rồi chết. Gia đình tôi đã thất thu khoảng 30 triệu đồng. Vì không thể khắc phục, chúng tôi buộc phải chặt bỏ gốc cam để làm củi", chị Hà xót xa, nói.

Không riêng gì gia đình chị Hà, nhiều gia đình khác tại xã Sơn Trường - thủ phủ cam bù nổi tiếng tại Hà Tĩnh đang rơi vào tình trạng tương tự. Một số hộ phải cắt bỏ lượng lớn gốc cam rồi dùng xe tải chở đi bán cho người dân vùng khác làm chất đốt.

Theo người dân, 2 năm trước, cam bắt đầu có hiện tượng vàng lá, còi cọc và chết khô dần. Năm nay, tình trạng này xảy ra nhiều hơn, số lượng chết chủ yếu là cam bù.

Chị Hà xót xa nhìn vườn cam của gia đình héo khô, chết dần (Ảnh: Dương Nguyên).

Những năm trước, dịp này cam bù đã ra quả, còn cam chanh đã cho thu hoạch bán ra thị trường. Song năm nay mất mùa, số lượng cây chết lớn, nhiều hộ gia đình có trên 50% diện tích bị thiệt hại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (72 tuổi, trú tại thôn 5, xã Sơn Trường) có kinh nghiệm hàng chục năm trồng cam nhưng cũng bất lực vì tình trạng cây kinh tế chủ lực này chết không rõ nguyên nhân.

"Không chỉ những gốc cam 10-15 năm tuổi chết do tuổi già mà những gốc mới trồng được khoảng 5-6 năm cũng héo khô. Đến nay, gia đình tôi có khoảng gần 40 gốc cam, quýt chết", bà Mai nói.

Áp dụng nhiều biện pháp cứu cây nhưng không cải thiện được tình hình, bà Mai bất lực nhìn những gốc cam chết dần (Ảnh: Dương Nguyên).

Theo cụ bà 72 tuổi, để có vườn cam thu hoạch được, bà và người dân trong vùng phải bỏ công sức trồng và chăm sóc ít nhất 3 năm. Mấy năm nay, giá phân bón tăng cao, giờ cộng với việc cam chết hàng loạt, các hộ thiệt hại rất lớn.

"Chúng tôi đã cố cứu cam bằng cách chăm sóc, bổ sung phân bón, cắt tỉa những cành đã khô nhưng không khả thi. Đến nay, hộ trồng ít thì thiệt hại vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng, những trang trại lớn mất tiền tỷ", bà Mai nói thêm.

Theo ông Lê Đức Thuận, Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, địa phương có 430ha đất vườn đồi trồng cam, trong đó chủ yếu cam bù với diện tích 380ha.

Nhiều gốc cam quả rụng đầy gốc vì bị côn trùng tấn công khiến nhiều hộ dân thiệt hại lớn (Ảnh: Dương Nguyên).

"Chúng tôi đang cho cán bộ xã thống kê số lượng, thiệt hại của bà con để có phương án đề xuất huyện hỗ trợ", ông Thuận thông tin.

分享到: