【nhận định bóng đá colombia】Nghị lực những “vầng trăng khuyết"

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:07:09 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Sinh ra với thân hình không lành lặn, mang trong mình nỗi đau mặc cảm, tự ti, có lúc tưởng họ đã chìm sâu trong tuyệt vọng. Nhưng với ý chí và nghị lực phi thường, những người khuyết tật đã vượt lên số phận để toả sáng giữa đời thường.

17 tuổi, đôi chân không lành lặn của Lê Diệu Hiền (34 tuổi, Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) mới biết đến "mùi" dép. Từ khi được sinh ra, lớn lên rồi đi học, đôi chân ấy chỉ quen giẫm trên đất. Học xong cấp 1, cấp 2, rồi lên cấp 3, Hiền chỉ đi chân đất đến trường. “Có bạn mới quen trêu chọc em buồn lắm. Nhưng dần dần ai cũng thông cảm nên em không còn mặc cảm. Năm em vào lớp 10, khi đó 17 tuổi em mới quyết tâm tập đi bằng lòng bàn chân”, Hiền bồi hồi nhớ lại.

Em Lê Diệu Hiền (Ấp 6, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời) mong muốn có vốn mở tiệm may nho nhỏ để có điều kiện lo cho mẹ già.

Khi chân đã quen đi dép, niềm vui chưa trọn vẹn, Hiền và gia đình như chết lặng khi cha đột ngột qua đời. Quyết tâm của đứa con lớn, người chị cả trong gia đình trở thành động lực để Hiền vượt qua nỗi đau lo cho mẹ và 3 em nhỏ. Cả gia đình phải chật vật với 4 công đất ruộng nên cuộc sống khó khăn càng khó khăn hơn. Những tưởng với hoàn cảnh éo le đó, Hiền đã đầu hàng số phận, nhưng em vẫn vượt lên chính mình.

Chân đau không chăn được vịt, Hiền vay vốn nuôi heo. Heo mẹ đẻ heo con, Hiền tiếp tục nuôi heo thịt. Khi lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn mở, Hiền lại xin đi học. Dù ngày nắng hay mưa Hiền vẫn cặm cụi quãng đường dài từ Ấp 6 đến Ấp 4 học "ké" lớp may. Giờ em có thể tự may quần áo cho mình, cho mẹ.

Đã có nhiều người đồng cảm muốn sẻ chia những khó khăn, những niềm vui, nỗi buồn hay cùng gánh vác gia đình nhưng Hiền chối từ. Em bảo, em sợ mẹ già không ai lo. Mong muốn lớn nhất của em là có thêm vốn, học thêm lớp may để mở tiệm may ở nhà, vừa có điều kiện chăm sóc mẹ già và phát triển kinh tế.

Khiếm khuyết đôi chân nhưng anh Huỳnh Văn Dũng (Ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau) nỗ lực đi bán vé số để cuộc sống ngày càng ổn định.

May mắn hơn, anh Huỳnh Văn Dũng (53 tuổi, Ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau) đã tìm được người bạn đời hết lòng thương yêu, chia sẻ những khiếm khuyết và cùng anh xây dựng gia đình hạnh phúc. Đôi chân khuyết tật nhưng anh không đầu hàng số phận, mặc cho nhiều người suy nghĩ rằng anh Dũng chẳng làm được gì. Thế nhưng anh đã nắm trọn trong tay với gia đình hạnh phúc cùng vợ hiền và 3 đứa con trai lành lặn.

Khi nhắc đến hoàn cảnh của anh Huỳnh Văn Dũng, người dân vẫn cứ ngỡ như chuyện cổ tích kỳ diệu. “Hai vợ chồng Dũng đều là người khiếm khuyết, cuộc sống khó khăn nhưng cả hai vẫn quyết tâm vươn lên cùng nhau xây dựng gia đình đầm ấm, hạnh phúc như hôm nay”, cô Ngô Thị Ánh, Trưởng Ban Công tác Mặt trận Ấp 2, kể chuyện về anh Dũng.

Bất hạnh không kém chồng, khi chào đời hai bàn chân chị Lâm Thị Đẳng (vợ anh Dũng) có đến 12 ngón, lại thêm 2 ngón tay kết dính lại với nhau. 15 tháng tuổi chị đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi gặp nhau, khiếm khuyết trên cơ thể khiến anh Dũng, chị Đẳng xích lại gần nhau hơn.

“Cả hai đều tật nguyền nên anh chị hiểu, cảm thông và yêu thương nhau lắm. Chỉ có yêu thương thật lòng mình mới vượt qua được tất cả khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc”, chị Đẳng cười tươi chia sẻ.

Trên chiếc xe đạp, hằng ngày anh Dũng đi bán khoảng 200 tờ vé số. Chị Đẳng cũng đạp xe đi bán xôi, bắp luộc. 3 con trai đã biết đi làm công nhân phụ cha mẹ. “Gia đình đang tích góp để năm sau, khi Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa mình phụ thêm cho căn nhà kiên cố hơn”, quệt vội vệt mồ hôi anh Dũng chia sẻ.

Không chọn nơi sinh ra, không chọn cho mình được thân hình lành lặn nhưng với em Hiền, vợ chồng anh Dũng, đã chọn cho mình cách sống đẹp giữa đời thường. Nghị lực của họ sáng như vầng trăng, tuy khuyết nhưng đã toả ánh sáng tươi đẹp cho cuộc đời.

Thanh Phương

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện đang trợ cấp thường xuyên cho 12.680 người khuyết tật, trong đó có 9.293 người khuyết tật nặng, số còn lại đặc biệt nặng.
Quốc hội phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật tại kỳ họp thứ 8 (ngày 28/11/2014) chính là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích của người khuyết tật. Đây là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình đối với thế giới trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và quyền con người nói chung.

 

最近更新