Câu hỏi đặt ra là cơ chế nào phù hợp với mô hình đặc khu kinh tế và liệu đặc khu kinh tế nên trực thuộc trung ương hay trực thuộc các địa phương như Dự thảo luật hiện nay?
Trưởng đặc khu có lạm quyền?
Sau khi có nhiều ý kiến e ngại mô hình chính quyền địa phương của đặc khu kinh tế là Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có thể gây ra tình trạng lạm quyền khi trao quá nhiều quyền lực vào vị trí trưởng đặc khu kinh tế, Ban soạn thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đã tiếp thu và bổ sung thêm phương án 2 về mô hình chính quyền đặc khu. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ phía các chuyên gia, nhà khoa học.
Hiện nay, dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đang đề xuất hai phương án. Theo phương án 1, chính quyền địa phương đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (không có HĐND và UBND), cùng với đó là các cơ quan chuyên môn trực thuộc và Trưởng Khu hành chính. Theo phương án này, Trưởng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có tới 126 nhiệm vụ, quyền hạn trong nhiều lĩnh vực như: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng chính quyền; lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực đầu tư kinh doanh… Phương án này được xem là tạo sự đột phá về thể chế hành chính và tổ chức chính quyền địa phương, bộ máy và nhân sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; làm rõ và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; bảo đảm sự giám sát của các chủ thể có liên quan; phù hợp với yêu cầu đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội của đặc khu kinh tế. Phương án 2 sẽ là tổ chức một cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; tổ chức các khu hành chính thuộc đơn vị đặc khu kinh tế… Phương án này không gây xáo trộn nhiều so với tập quán tổ chức chính quyền địa phương hiện nay ở nước ta nhưng hạn chế là chưa tạo được bước đột phá và đặc biệt về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, bộ máy và nhân sự chưa tinh gọn, vẫn làm việc theo chế độ tập thể, thủ tục phức tạp không tương thích với tính chất đặc biệt của đặc khu kinh tế.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ ưu tiên lựa chọn phương án 1. Tuy nhiên, phương án này, như đã nói, có hạn chế là không phải là một cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND nên có thể dẫn đến lạm quyền nếu không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ.
Bình luận về việc có nhiều ý kiến lo ngại về sự lạm quyền, tại cuộc gặp trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, mô hình chính quyền đặc khu được xây dựng theo hướng khác biệt so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 nhưng không trái với tinh thần của Hiến pháp 2013. Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được quy định trong Dự thảo Luật cần được hiểu là một thiết chế chứ không chỉ là một cá nhân, vì ngoài Trưởng Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt còn có bộ máy giúp việc, cơ quan chuyên môn cũng như cơ quan giám sát. Do đó, khi quy định theo kiểu thiết chế thì sẽ phải có hàng loạt các “hàng rào” được dựng lên để không thể đổ lỗi nếu phát sinh vấn đề. Kiểm soát quyền lực trong trường hợp này có rất nhiều kênh, đó là HĐND và UBND cấp tỉnh, trên nữa còn có Thủ tướng. Theo ông Phúc, vấn đề nguy hiểm hơn cả việc lo ngại lạm quyền của cá nhân chính là việc lạm quyền dưới vỏ bọc của tập thể, dẫn tới không thể quy kết được trách nhiệm của người đứng đầu.
Dũng cảm thay đổi
Nêu quan điểm về mô hình chính quyền đặc khu, chuyên gia kinh tế, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng chính quyền đô thị của đặc khu kinh tế phải là chính quyền đô thị một cấp (không có các cấp trung gian như cấp quận, phường) và tốt nhất là nên trực thuộc Trung ương.
Lý giải cho điều này, theo chuyên gia Đặng Hùng Võ, mô hình chính quyền địa phương của Việt Nam đã và đang được tổ chức theo mô hình của các nước Đông Âu và thời gian qua đã thể hiện sự cồng kềnh, kém hiệu quả, do đó, nếu cần thay đổi thì trước hết hãy thử nghiệm thay đổi ở ngay ba đặc khu kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài khi tới đầu tư, thấy mô hình chính quyền càng trực thuộc nhiều cấp càng e ngại, càng sợ.
“Tôi ủng hộ mô hình tổ chức chính quyền theo phương án 1 nhưng có điều chỉnh. Cụ thể là chính quyền địa phương đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là thiết chế Trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhưng hiện nay các đặc khu kinh tế đang trực thuộc các tỉnh thì nên điều chỉnh thành trực thuộc Trung ương. Hãy dũng cảm thay đổi điều này”, chuyên gia Đặng Hùng Võ nói.
Cũng theo GS. Đặng Hùng Võ, chính quyền đô thị một cấp sẽ quản lý đến từng người một và công nghệ thông tin cho phép làm được điều này, nếu chúng ta quyết định đây là loại đô thị thông mình dựa trên cơ sở công nghệ. “Cách xây dựng luật của Việt Nam nói chung chưa thoát được nhược điểm là mở ra rất nhiều thứ, nhưng khi thấy mở như thế là nhiều quá thì lại đậy lại, dùng cơ chế khác như quốc phòng - an ninh để hạn chế. Chúng ta cần có bước phát triển có tính chất vượt bậc, chứ như hiện nay tôi có cảm giác luật về đặc khu kinh tế đang được viết theo kiểu “đẽo cày giữa đường”, khi có ý kiến thì chúng ta lại lùi lại một tí. Chúng ta không nên đi theo hướng mở ra xong lại đậy lại như thế”, ông Võ nói.
Liên quan đến vấn đề này, cũng đã từng có những ý kiến e ngại tác động của mô hình này đến cả nước. Trước đó, tại hội thảo về mô hình tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương tại đặc khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội băn khoăn cho rằng, nếu đưa đặc khu kinh tế xuống trực thuộc cấp tỉnh thì 63 tỉnh thành đều muốn có đặc khu, điều này sẽ dẫn tới sự cát cứ, mỗi tỉnh thành là nền kinh tế riêng và gây ra tình trạng các tỉnh cạnh tranh lẫn nhau. Dẫn bằng chứng một thời gian dài các địa phương đua nhau đề xuất xây dựng sân bay, cảng biển, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung cảnh báo việc các đặc khu sẽ nhận được nhiều cơ chế ưu đãi cũng có thể sẽ dẫn tới địa phương nào cũng đề xuất xin thành lập đặc khu.
顶: 9652踩: 72Để hình thành những đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, chuyên gia Patrick Tay, Phó tổng giám đốc Phụ trách tư vấn chính sách kinh tế Price Water House Coppers (Malaysia) cho rằng: Việt Nam cần xây dựng khung khổ pháp lý cũng như chất lượng của định thế, thể chế là nền tảng để có đặc khu siêu hạng. Chuyên gia Patrick Tay cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay tại khu vực, khi xây dựng dự thảo Luật, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đổi mới sáng tạo, tránh xu hướng hình sự hóa, giảm tính quan liêu, tăng tính minh bạch trong mô hình quản lý tại các đặc khu. Đặc biệt, cần mạnh dạn trao quyền cho các thiết chế trưởng đặc khu để họ thỏa sức sáng tạo trong khả năng và chính sách thu hút đầu tư, đồng thời có thể ban hành được các quyết định một cách nhanh chóng, kịp thời và mang lại lợi ích cao nhất.
【trận đấu southampton】Đặc khu kinh tế
人参与 | 时间:2025-01-25 04:30:04
相关文章
- Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- Quỹ Vì tương lai xanh tổ chức thi hùng biện
- 17 doanh nghiệp hàng đầu Anh về điện gió ngoài khơi đến Việt Nam
- Nhiều quốc gia triển khai các sáng kiến giảm thiểu bao bì nhựa
- Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- Tác động của bao bì nhựa đến môi trường
- Anh chuẩn bị triển khai máy phát điện năng lượng thủy triều độc lạ hình xoắn ốc
- 5 lưu ý gì khi sạc xe máy điện
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Phân loại rác tại nguồn: Chuyên gia nêu giải pháp
评论专区