Đại dịch khiến nhu cầu tập luyện và theo dõi sức khoẻ của người dân tăng lên. Garmin,ĐồnghồtậpluyệnthểthaotăngtrưởngmạnhtạiViệbóng đá trung quốc hôm nay hãng đồng hồ gần như chiếm trọn thị phần đồng hồ theo dõi tập luyện thể thao (chạy bộ, đạp xe,…), cho hay mức tăng trưởng của hãng tại Việt Nam trong năm 2021 cao hơn so với trung bình của khu vực. Điều này dẫn đến nhiều kế hoạch mở rộng thị trường của hãng trong thời gian tới.
Ông Scoppen Lin, Phó tổng giám đốc Garmin châu Á, cho hay Garmin khu vực châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 21% trong năm ngoái do nhu cầu cao của người dùng trong việc sử dụng thiết bị theo dõi sức khoẻ cũng như tập luyện thể thao thời gian này.
Ở thị trường Việt Nam, kết quả kinh doanh của Garmin ghi nhận tốt hơn so với kết quả chung của khu vực, mức tăng trưởng năm 2021 lên đến 66% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy nhu cầu theo dõi sức khoẻ và tập luyện của người Việt tăng lên rất nhanh.
Trong đó, dòng Fitness (đồng hồ thể thao) và Wellness (đồng hồ theo dõi và chăm sóc sức khoẻ) đạt mức tăng trưởng cao nhất trong quý 3 và quý 4 của năm 2021.
Một khách hàng đang tìm hiểu dòng đồng hồ thể thao chuyên chạy bộ. (Ảnh: Hải Đăng) |
Tại Việt Nam, đại diện Garmin đánh giá xu hướng chạy bộ sẽ tiếp tục phục hồi và phát triển sau đại dịch. Theo báo cáo Dữ liệu sức khỏe người dùng Châu Á năm 2021 của hãng, người dùng Việt Nam đứng thứ 8 về hoạt động chạy bộ trong khu vực. Hơn nữa, người dùng ngày càng có xu hướng chuyển từ đồng hồ analog truyền thống sang đồng hồ thông minh nhờ các công nghệ tích hợp và sự tiện lợi của sản phẩm trong cuộc sống hiện đại hằng ngày.
Trao đổi với ICTnews trước đây, ông Nguyễn Thế Kha - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động của FPT Shop - cho hay các sản phẩm Garmin bán chạy nhất tại chuỗi này vẫn là dòng sản phẩm phục vụ chạy bộ - Garmin Foerunner với giá bán từ 4-9 triệu đồng.
Ngoài ra, các sản phẩm cao cấp trên 20 triệu đồng cũng được một bộ phận người chơi thể thao thường xuyên và giới đánh golf chọn mua.
“Doanh số Garmin ở mảng thiết bị đeo hiện chỉ đứng sau Apple, chiếm khoảng 10% giá trị của mảng này ở FPT Shop”, ông Kha thông tin.
Theo báo cáo của IDC 2021, doanh số thị trường thiết bị đeo thông minh Việt Nam tăng 4%, thị phần Garmin đứng thứ 2 trong số các thương hiệu khác, đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường trọng điểm của Garmin Châu Á.
Nhờ thị trường tăng trưởng mạnh, hãng đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam đầu năm 2021. Họ cũng mở 3 cửa hàng thương hiệu, và sắp mở thêm cửa hàng thứ 4, ở hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội.
Ngoài các cửa hàng thương hiệu và đại lý bán lẻ, hãng này đã thành lập kênh bán trực tuyến riêng, đồng thời có mặt trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.
Chia sẻ với ICTnews, ông Scoppen đánh giá mảng kinh doanh trực tuyến trở thành xu hướng tại Việt Nam, dựa trên số liệu về lượng người dùng smartphone, lượng người mua sắm mới trên thương mại điện tử. Tại Garmin Việt Nam, doanh thu trực tuyến của hãng đang chiếm dưới 20% trên tổng số.
“Người Việt vẫn muốn cảm nhận trải nghiệm sản phẩm và mua trực tiếp nên cũng cần thêm thời gian để họ hiểu hơn và quen với hình thức mua sắm trực tuyến”, ông Scoppen nhận định.
Dù tự tin vào mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, song đại diện Garmin cho rằng mỗi quốc gia có đặc thù riêng. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, doanh thu online hãng này chiếm đến 70%, do các chiến lược kinh doanh sáng tạo áp đảo của các nền tảng kinh doanh trực tuyến tại đất nước tỷ dân.
Song tại Nhật Bản, quốc gia có xu hướng tiêu dùng gần giống châu Âu, doanh số tại cửa hàng và trực tuyến của hãng này ngang nhau. Điều này do người dân tại đây vẫn thích mua sắm, trải nghiệm tại các trung tâm mua sắm lớn, chuỗi cửa hàng công nghệ hoành tráng.
Trên quy mô khu vực, Garmin đánh giá đại dịch vừa qua khiến người dùng tại khu vực Châu Á có xu hướng thay đổi nhận thức về vấn đề sức khoẻ. Do đó, những tính năng đo lường và theo dõi sức khoẻ như chỉ số SpO2, chấm điểm giấc ngủ, đo nhịp tim, mức độ căng thẳng,… được dùng nhiều. Nhờ nhu cầu này, doanh thu riêng dòng sản phẩm theo dõi sức khỏe của hãng đạt mức tăng trưởng cao nhất, mạnh mẽ và chưa từng có, 172% trong năm 2021.
Thời gian đại dịch diễn ra vào năm ngoái cũng xuất hiện xu hướng hành vi người dùng mới: tập luyện các môn thể thao trong nhà. Một số các bài tập trong nhà được ghi như pilates, tập cardio, chạy bộ ảo trong nhà (virtual run) với mức tăng trưởng 765%. Điều này thúc đẩy hãng phát triển thêm phân khúc thể thao cá nhân với các dòng đồng hồ chạy bộ, đạp xe trong nhà,…
Ngoài ra, đại diện Garmin cho hay có sự gia tăng đáng kể trong các môn thể thao đi bộ đường dài, lặn, chơi gôn, đạp xe ở một số thị trường Châu Á.
Theo Counterpoint Research, trong quý 1/2022, ngành đồng hồ thông minh tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và sẽ tiếp tục phát triển mạnh với nhiều sản phẩm đa dạng hơn.
Hải Đăng
Thiết bị đeo thể thao tiếp tục được mua nhiều trong giai đoạn bình thường mới
Nhu cầu mua sản phẩm đồng hồ thông minh phục vụ luyện tập thể thao tại Việt Nam tăng lên, khiến các hãng và nhà bán lẻ không ngừng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu.