| Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao đổi với phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 30/9. (Ảnh: Nhật Bắc) |
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trung tuần tháng 9 vừa qua có nêu rõ,ẩnbịkỹlưỡngnguồnnhânlựcđểđónnhậncơhộitừngànhbándẫbongda kq "hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hai bên sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung bán dẫn toàn cầu". Theo nhiều đánh giá, ngành bán dẫn của Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để thu hút dòng vốn lớn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để hấp thụ được dòng vốn này, sự chuẩn bị về nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn là rất quan trọng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã giải đáp thắc mắc này của phóng viên tại cuộc họp báo Chính phủ, vừa diễn ra chiều tối 30/9. "Phải nói rằng chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam, cũng như chuyển công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Hoa Kỳ vừa qua đã mở ra rất nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội phát triển khoa học công nghệ và ngành công nghiệp mới, cụ thể hơn là ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là một trong những ngành công nghiệp đang chiếm ưu thế và chúng ta đang đón đầu để cố gắng vươn lên, đi đầu, dẫn trước", Thứ trưởng Phương nói. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, ngành công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam, nên chúng ta phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển một cách hiệu quả. Trong đó, khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực là khía cạnh mang tính chất nền tảng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm vụ khẩn trương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030. Qua sơ bộ nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trụ cột đầu tiên mang tính "dài hơi" để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đào tạo đại học. Để đào tạo được các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ giỏi về bán dẫn thì bắt buộc phải đào tạo đại học, và đòi hỏi sự hợp tác của 3 đối tác hết sức quan trọng, bao gồm Nhà nước; các viện, trường, đại học; và doanh nghiệp. Cụ thể, Nhà nước cần có cơ chế tạo điều kiện cho các trường đại học, các viện đào tạo số lượng sinh viên đủ để phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn. "Hiện nay chúng ta vẫn còn thiếu hụt lực lượng này", ông Phương cho hay. Đối với các viện và các trường đại học, phải có một kế hoạch mang tính chất dài hơi là mở thêm các khoa, hợp tác với các trường trên thế giới để có nguồn giáo viên dạy được cho sinh viên Việt Nam về công nghiệp bán dẫn, từ đó mới có sự hấp dẫn đối với sinh viên đăng ký học các khoa này. "Nhóm đối tác thứ ba hết sức quan trọng, đó chính là doanh nghiệp trong công nghiệp bán dẫn. Trong hai chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Chính phủ, rất mừng là có nhiều doanh nghiệp chip bán dẫn của Hoa Kỳ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, và bày tỏ ý định sẽ đầu tưtại Việt Nam. Không những thế, họ còn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để có các hoạt động ở bên Hoa Kỳ", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói. Trụ cột thứ hai hết sức quan trọng mà hiện nay chúng ta còn thiếu là đào tạo kỹ sư, người lao động, chúng tôi gọi tắt là kỹ thuật viên, những người cụ thể làm việc trong lĩnh vực này. Trụ cột cuối cùng là huy động nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam. "Một nhân tài có thể dẫn dắt được hàng chục, hàng trăm người đi theo. Và việc thu hút nhân tài trong công nghiệp bán dẫn, đặc biệt ở Việt Nam, là việc hết sức quan trọng", ông Phương nói. Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học cố gắng hoàn thành Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030 theo đúng tiến độ đề ra. |