Chiều 10/10,ệnkiểmsátđềnghịgiảmhìnhphạtchoemdâuTrươngMỹkết quả bóng đá giải ngoại hạng trung quốc phiên toà xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 tiếp tục với phần đối đáp của VKSND TP.HCM.
Vị đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho biết, VKSND TP.HCM ghi nhận thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho một số bị cáo và đề nghị HĐXX giảm một phần hình phạt cho các bị cáo: Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan), Kwok Hakman Oliver, Nguyễn Hữu Hiệu so với mức đã đề nghị trước đó.
VKS đề nghị HĐXX giảm mỗi bị cáo 1 năm tù so với mức đề nghị ban đầu cho các bị cáo Lài, Luân, Ái. Cụ thể, bị cáo Lài và Ái mỗi bị cáo giảm còn 4 - 5 năm tù và bị cáo Luân giảm còn 5 - 6 năm tù.
Đại diện VKS cho rằng, trong quá trình điều tra và xét xử giai đoạn 2, bị cáo Trương Mỹ Lan, dưới sự hỗ trợ của luật sư, đã tích cực phối hợp với luật sư và gia đình để tìm giải pháp, huy động nguồn tài chính nhằm khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, đến nay, những biện pháp này mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất, chưa được hiện thực hóa.
Về việc đề nghị HĐXX tuyên án tù chung thân bị cáo Lan về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, VKS đánh giá với tính chất, mức độ và hậu quả nghiêm trọng của hành vi lừa đảo trong vụ án, mức án tù chung thân là hình phạt cao nhất và nghiêm khắc nhất có thể áp dụng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa VKS bỏ qua các tình tiết giảm nhẹ, hay không ghi nhận thái độ và ý thức hợp tác của bị cáo.
Bên cạnh đó, bị cáo Lan là người chịu trách nhiệm chính trong hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và là người sử dụng số tiền do phạm tội mà có nên việc buộc bị cáo Lan bồi thường 30.869 tỷ đồng là có căn cứ.
Theo cáo trạng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán TVSI, qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.
Ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ năm 2018 đến 2020, Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP, sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với 308 triệu trái phiếu.
Trương Mỹ Lan huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Ở tội Rửa tiền, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chiếm đoạt 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và phát hành trái phiếu như trên.
Trong quá trình chiếm đoạt số tiền này, Trương Mỹ Lan chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền do phạm tội mà có.
Số tiền này chủ yếu để chi trả khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng “khống”.
Từ 27/10/2012 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp; tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài.
Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài tổng số tiền 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng). Trong đó, chuyển đi 1,5 tỷ USD (tương đương hơn 35.361 tỷ đồng), nhận về hơn 3 triệu USD (tương đương 71.368 tỷ đồng).
Cáo buộc cho rằng bị can Trương Mỹ Lan là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương sử dụng các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu.
Bà chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát họp bàn với các đồng phạm là nhân sự chủ chốt của tập đoàn, Ngân hàng SCB, Công ty TVSI chọn và sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu "khống", chiếm đoạt số tiền 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.
上一篇: Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
下一篇: Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
猜你喜欢
- Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- Bắt nữ quái lập công ty mua bán hoá đơn hơn 40 tỷ đồng
- Xét xử Vạn Thịnh Phát: Bị yêu cầu cung cấp số nợ trước khi hợp nhất, SCB từ chối
- Thanh niên 21 tuổi cướp taxi ở TP.HCM, gây tai nạn tại Long An
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- CSGT giang 2 tay, lái xe phải đi thế nào?
- Bắt nữ quái lập công ty mua bán hoá đơn hơn 40 tỷ đồng
- Những trường hợp nào không được đăng ký thường trú theo quy định mới nhất?
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”