【valencano vs】Đã đầu tư gần 30.000 tỷ đồng cho các dự án đường sắt đô thị
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Còn vướng do tổng thầu chưa cung cấp đủ hồ sơ | |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vận hành trong năm nay | |
Điều chỉnh Dự án đường sắt đô thị Hà Nội | |
Đoàn tàu đầu tiên của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ về Việt Nam vào tháng 7/2020 |
Hiện Bộ Giao thông vận tải,Đãđầutưgầntỷđồngchocácdựánđườngsắtđôthịvalencano vs UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt. Ảnh: Internet. |
Số liệu báo cáo của UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh cho thấy, nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn vừa qua là 29.994 tỷ đồng. Trong đó Hà Nội là 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3) và TP Hồ Chí Minh là 17.244 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1 và tuyến số 2).
Về định hướng phát triển ngành đường sắt từ nay đến năm 2020, đối với đường sắt hiện có sẽ tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo, trong đó ưu tiên nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam để đạt tốc độ 50 - 60 km/h đối với tàu hàng và 80 – 90 km/h đối với tàu khách. Đồng thời nâng cấp, cải tạo các nhà ga đường sắt trọng điểm, các nhà ga có lượng hành khách lớn; từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại các điểm giao cắt có lưu lượng giao thông lớn.
Đối với đường sắt xây dựng mới, sẽ nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Sài Gòn. Nghiên cứu phương án xây dựng mới các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Cần Thơ… phù hợp với quy hoạch và khả năng huy động vốn.
Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, đối với đường sắt xây dựng mới, sẽ triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 - 200 km/h), đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn. Nghiên cứu, xây dựng các tuyến đường sắt có nhu cầu vận tải lớn, các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp, du lịch...
Tầm nhìn đến năm 2050, về phát triển kết cấu hạ tầng sẽ phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h; hiện đại hóa mạng lưới đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hành khách địa phương và hàng hóa; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn.
Đáng chú ý, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, dự kiến tại Hà Nội sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km; nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh; đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.
Còn tại TP Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (Tramway hoặc Monorail) với chiều dài khoảng 57 km.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, đồng thời tạo nên dáng dấp đô thị hiện đại tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành các dự án đang triển khai trên địa bàn TP Hà Nội (tuyến số 1, Yên Viên – Ngọc Hồi, giai đoạn I; tuyến số 2A, Cát Linh – Hà Đông; tuyến số 2, Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; tuyến số 3, Nhổn – ga Hà Nội) và trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (tuyến số 1, Bến Thành – Suối Tiên; tuyến số 2, Bến Thành – Tham Lương).