Với lạm phát cao một cách bướng bỉnh, lãi suất có khả năng tăng cao hơn nữa, nhiều nhà đầu tư lo ngại tình trạng trì trệ của nền kinh tế Anh sẽ còn kéo dài. Ảnh: FT Anh chuẩn bị tăng lãi suất khi tín hiệu lạm phát mạnh hơn ECB có thể sẽ tăng tiếp lãi suất sau mùa hè, BoE chuẩn bị tăng lên 4,75% Lạmphát khó giảm ngay cả khi lãi suất tăng cao
Với tình trạng tăng trưởng kinh tế của nước Anh không khả quan kể từ tháng 7 năm ngoái và áp lực lạm phát ngày càng gia tăng khi tăng trưởng tiền lương cao hơn, hầu như không ai hài lòng với cách thức hoạt động của nền kinh tế.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Andrew Bailey đã đưa ra đánh giá về hoạt động của BoE sau khi chấp nhận lạm phát “mất nhiều thời gian hơn chúng tôi dự kiến” để giảm bớt. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính tránh xa nợ chính phủ của Vương quốc Anh, khiến lãi suất cao hơn cả ở những thời điểm tồi tệ nhất của nền kinh tế diễn ra vào mùa thu năm ngoái. Các hộ gia đình, đối mặt với mức lương trung bình không cao hơn năm 2005 và chi phí thế chấp tăng vọt, dù rằng nền kinh tế đã tránh được suy thoái.
Kinh tế Anh đang xấu đi ngay trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến vào năm tới. Lord Nick Macpherson - cựu quan chức hàng đầu của Bộ Tài chính Anh cho biết, điều này có nghĩa là chính phủ sẽ phải đối mặt với các cử tri vào thời điểm lãi suất tăng cao gần đây và những khó khăn của nền kinh tế để lạm phát đạt mục tiêu. Ông nói: “Tôi không thể nhớ nổi có cuộc bầu cử nào mà sau 18 tháng kể từ ngày bỏ phiếu, lãi suất vẫn tăng chóng mặt”. Adam Posen - người đứng đầu nhóm chuyên gia cố vấn của Viện Peterson ở Washington, thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng, so với Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu, Vương quốc Anh đang phải gánh chịu thêm các vấn đề của Brexit, sự mất uy tín trong quản trị kinh tế và di sản của tình trạng suy thoái kinh tế.
“Điều đó không tốt” - Posen nói, nhấn mạnh những gì ông nói là dấu hiệu cho thấy lạm phát ở Anh sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn so với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến khác ở cả hai bờ Đại Tây Dương.
Quan điểm như trên được Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt, trong một phát ngôn vào đầu tuần, đã bác bỏ và cho những suy nghĩ như vậy là "người theo chủ nghĩa suy thoái", nhưng đến cuối tuần, ông ấy lại buộc phải giải quyết áp lực lạm phát, cho rằng chính phủ nhận thức được tác động tiêu cực đối với ngân sách của các gia đình và điều tốt nhất có thể làm là “hỗ trợ Ngân hàng Trung ương Anh khi họ giảm lạm phát”.
Ông Hunt có thể cảm thấy mình có lý do để bực bội trước phản ứng của thị trường và giới truyền thông. Những khó khăn kinh tế của cả Mỹ và khu vực đồng Euro trong tuần này cho thấy Vương quốc Anh không đơn độc.
Sau khi giữ lãi suất ở mức từ 5 đến 5,25% vào ngày 14/6, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jay Powell đã chấp nhận thực tế lạm phát của Mỹ vẫn chưa bị đánh bại khi ông báo hiệu ngân hàng trung ương sẽ cần tăng lãi suất thêm hai lần nữa. FED vẫn cần xem "bằng chứng đáng tin cậy rằng lạm phát đang đạt đỉnh và sau đó bắt đầu giảm xuống" - Powell nói.
Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cũng cảnh báo lạm phát sẽ ở mức “quá cao trong thời gian quá dài” trên toàn khu vực đồng Euro khi bà tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp vào ngày 15/6 và đưa ra những dự báo mới cho thấy, lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn so với dự kiến trước đây.
Do đó, các vấn đề kinh tế nói chung là phổ biến, nhưng với thị trường tài chính, các vấn đề ở Vương quốc Anh khó khăn hơn các nơi khác.
Dữ liệu trong tháng qua cho thấy, lạm phát cơ bản tăng từ 6,2% trong tháng 3 lên 6,8% trong tháng 4, không giống như tỷ lệ ổn định hơn ở khu vực đồng Euro và Mỹ. Số liệu tiền lương được công bố trong tuần này cho thấy thu nhập trung bình tăng với tốc độ gần như kỷ lục là 7,2% từ tháng 2 đến tháng 4.
Những điều này đã thuyết phục các nhà giao dịch rằng, BoE sẽ cần thắt chặt hơn nữa vì tiền lương tăng nhanh không tương thích với tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 2%. Đến thứ Sáu (16/6), kỳ vọng về lãi suất chính thức của Vương quốc Anh đã tăng lên mức cao nhất là gần 6%, sau khi ở mức thấp nhất đã định là 4,5% vào đầu tháng 5.
Các nhà kinh tế cho biết, phản ứng thái quá của thị trường đối với dữ liệu tuần này một phần là do nghi ngờ ngày càng tăng về quy trình thiết lập tiền lương, cách xử lý lạm phát của BoE và việc chính phủ thiếu một chiến lược thuyết phục để thúc đẩy tăng trưởng và năng suất trong dài hạn.
Mức độ nghiêm trọng của những thách thức
Có hai vấn đề sâu xa hơn. Đầu tiên, việc tiền lương tăng nhanh cho thấy công chúng nghĩ rằng lạm phát sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn và đang tìm cách bảo vệ lợi ích của họ. Thứ hai, mặc dù chính phủ của Thủ tướng Rishi Sunak đã cố gắng xây dựng lại uy tín với thị trường sau sự hỗn loạn diễn ra vào mùa thu năm ngoái, nhưng họ đã không thuyết phục được các nhà đầu tư về việc có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài.
Hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm lên 4,75% vào ngày thứ Năm tới (22/6). Ảnh: FT Dữ liệu tuần này cho thấy, mặc dù Vương quốc Anh cho đến nay đã tránh được suy thoái, nhưng tăng trưởng hiện tại không cao hơn so với tháng 10/2019 trong khi thu nhập của các hộ gia đình không thay đổi kể từ năm 2005.
Thống đốc Andrew Bailey đã buộc phải thừa nhận, trong phiên điều trần tại Quốc hội, rằng các mô hình dự báo của BoE gần đây đã hoạt động không hiệu quả, buộc các thành viên ủy ban chính sách tiền tệ phải “nhắm tới” việc thiết lập lãi suất.
Dưới áp lực phải giải thích những sai sót này, BoE tuần này đã gấp rút đưa ra thông báo về việc đánh giá trên diện rộng các quy trình dự báo của mình, thừa nhận mức độ lo ngại về việc truyền đạt các quyết định chính sách.
Với nhiều người có việc làm hơn, James Smith - Giám đốc nghiên cứu tại Resolution Foundation cho biết, điều này đã khiến “phần lớn nền kinh tế đi ngang và giảm năng suất”.
Tuần trước, Chính phủ đã cam kết trong việc thúc đẩy năng suất ở cả khu vực công và khu vực tư nhân để thoát khỏi “bẫy tăng trưởng thấp”, nhưng một báo cáo về thương mại được công bố vào ngày 15/6 bởi Resolution Foundation đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của những thách thức mà Vương quốc Anh phải đối mặt. Báo cáo lập luận các lĩnh vực tăng trưởng cao nhất trong khu vực sản xuất của đất nước sẽ bị suy giảm trừ khi các thành viên chính phủ chấp nhận nhu cầu xem xét lại triệt để các thỏa thuận thương mại của Anh với EU.
Chuyên gia Andrew Goodwin của Công ty tư vấn Kinh tế Oxford cho rằng, bất chấp các biện pháp của chính phủ Anh được công bố trong báo cáo ngân sách tháng 3, các nhà đầu tư “vẫn đang chờ đợi một chiến lược về nguồn cung đáng tin cậy”. Khi không có nó, như dữ liệu gần đây cho thấy, “bất kỳ sự tăng trưởng nào đều làm tăng lạm phát” - ông nói.
Ý nghĩa của điều này là rõ ràng. Nếu nền kinh tế Vương quốc Anh hầu như không thể tăng trưởng mà không bị quá nóng, thì BoE sẽ buộc phải gây ra nhiều thiệt hại hơn cho các hộ gia đình - dưới hình thức mất việc làm và chi phí thế chấp cao hơn - để kiểm soát lạm phát.
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy suy nghĩ của BoE sẽ đến vào thứ Năm tuần tới, khi lần đầu tiên cơ quan này sẽ đưa lãi suất lên mức kỷ lục, đủ khiến thị trường tài chính trở nên sợ hãi.
Hầu như tất cả các nhà kinh tế đều nhận định BoE sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, lên 4,75% vì họ cho rằng, dữ liệu kinh tế chắc chắn đã xóa bỏ rào cản của ngân hàng trung ương khi muốn thấy “những áp lực dai dẳng hơn” đối với giá cả trước khi tăng lãi suất.
Các nhà kinh tế tại BNP Paribas nhận định, mặc dù trước đây những người thiết lập lãi suất có thể lo lắng về việc tăng lãi suất trên 5% - vì tác động "quá mức" đối với các tất cả chủ thể của nền kinh tế, nhưng "hiện tại chúng tôi nghĩ rằng ủy ban chính sách tiền tệ sẽ sẵn sàng vượt qua ranh giới đỏ".
Ngay cả các thành viên ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) cũng đều sẵn sàng để đưa ra một thông điệp cứng rắn vào ngày 22/6 tới: rằng cần phải tiếp tục tăng lãi suất hơn nữa vì họ không thể cho phép tiền lương và giá cả đẩy nhau lên cao hơn. Như Jonathan Haskel, một thành viên MPC, gần đây đã nói: “Cho dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta khó khăn như thế nào, lạm phát nhúng sẽ còn tồi tệ hơn”.
顶: 41952踩: 521
【lịch bóng đá giao hữu hôm nay】Điều gì khiến nền kinh tế Anh trở nên bất ổn?
人参与 | 时间:2025-01-10 19:59:10
相关文章
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Soi kèo góc Sparta Prague vs Malmo, 2h00 ngày 28/8
- Soi kèo góc Nhật Bản vs Trung Quốc, 17h35 ngày 5/9
- Soi kèo góc Ipswich Town vs Fulham, 21h00 ngày 31/8
- Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Soi kèo góc Arsenal vs Brighton, 18h30 ngày 31/8
- Soi kèo góc Chelsea vs Crystal Palace, 19h30 ngày 1/9
- Soi kèo góc Kazakhstan vs Na Uy, 21h00 ngày 6/9
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- Soi kèo góc Nhật Bản vs Trung Quốc, 17h35 ngày 5/9
评论专区