当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【tin tottenham】Tăng cường hợp tác quốc tế ứng phó với khủng hoảng đại dịch Covid

g20

Đầu cầu Việt Nam tại trụ sở Bộ Tài chính. Ảnh: HTQT

Hội nghị tập trung thảo luận về tác động của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu,ăngcườnghợptácquốctếứngphóvớikhủnghoảngđạidịtin tottenham các ưu tiên hợp tác tài chính và các nỗ lực hợp tác để đối phó với các thách thức toàn cầu.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Tài chính các nước và ngân hàng trung ương các nước thành viên G20 và một số nước khách mời, cùng đại diện của các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Uỷ ban Ổn định tài chính (FSB)... Về phía Việt Nam, tham dự hội nghị có đại diện của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Ngoại giao.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của các quốc gia. Do đó, từ tháng 3/2020 đến nay, bên cạnh các hội nghị chính thức cấp bộ trưởng, các nước G20 cũng đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo bất thường trong khuôn khổ hợp tác tài chính, tập trung thảo luận về các giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19. Hội nghị nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh do những tác động bất lợi và nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, tạo ra từ cú sốc về cung và cầu do đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khủng hoảng bởi đại dịch Covid-19 khiến mức tăng trưởng toàn cầu sẽ suy thoái -4,9% năm 2020 và phục hồi ở mức 5,4% năm 2021, trong đó, các nước phát triển dự kiến tăng trưởng âm 8%, các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng âm 10,2% trong năm 2020.

Các biện pháp ổn định, gói tài chính và tiền tệ chưa từng có đã được các chính phủ, bộ tài chính và ngân hàng trung ương các nước triển khai nhằm giảm bớt cú sốc từ cuộc suy thoái, tạo ra cú hích cho thị trường và góp phần vào sự ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch gây ra suy giảm mạnh hoạt động kinh tế của hầu hết các quốc gia, đặc biệt dẫn đến gánh nặng nợ công, thâm hụt ngân sách tăng cao, phá sản doanh nghiệp, xuất khẩu, đầu tư suy giảm, bất bình đẳng, đói nghèo, tỷ lệ thất nghiệp cao, các dòng tài chính đổ vào các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung G20 và Báo cáo đầu tiên về tiến độ triển khai "Kế hoạch hành động - Hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu ứng phó với đại dịch Covid-19".

Đây là bản kế hoạch xây dựng theo chỉ đạo của các nguyên thủ từ Hội nghị Thượng đỉnh G20 ngày 26/3/2020, với mục tiêu chung là để bảo vệ mạng sống người dân, đảm bảo việc làm và thu nhập, khôi phục lại lòng tin, đảm bảo ổn định tài chính, phục hồi và tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu gián đoạn thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bản kế hoạch này đặt ra nguyên tắc hướng dẫn và cam kết hành động cụ thể của các nước G20 để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong xử lý khủng hoảng và tác động của đại dịch với một số giải pháp chính sách và sáng kiến nổi bật; trong đó có Sáng kiến ngừng nghĩa vụ trả nợ (DSSI), đồng ý lùi thực hiện trả nợ cho các nước nghèo nhất, đảm bảo các quốc gia này được hỗ trợ để bảo vệ cuộc sống và giảm bớt gánh nặng kinh tế - tài chính phát sinh từ đại dịch Covid-19.

Tính đến ngày 18/7/2020, 42 quốc gia đã nộp đơn yêu cầu được hưởng lợi từ Sáng kiến DSSI với số tiền tạm hoãn trả nợ ước tính lên tới 5,3 tỷ USD.

Bên cạnh các giải pháp ứng phó với dịch COVID-19, hội nghị cũng thảo luận về các nội dung ưu tiên trong tiến trình tài chính G20 năm 2020, trong đó bao gồm chủ đề được các nước quan tâm thúc đẩy về phát triển thị trường vốn trong nước khôi phục dòng vốn bền vững và tài chính cho phát triển; tăng cường minh bạch và bền vững nợ công, đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng và sử dụng công nghệ trong đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn cho kinh tế - xã hội và môi trường; tiếp tục hợp tác thuế quốc tế vì một hệ thống thuế công bằng, bền vững, hiện đại trên toàn cầu và các nội dung tài chính, ngân hàng khác, như: tăng cường các thoả thuận thanh toán xuyên biên giới, chuyển đổi cơ chế tham chiếu lãi suất LIBOR, tài chính toàn diện, tập trung vào tài chính kỹ thuật số bao trùm cho thanh niên, phụ nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hội nghị hoan nghênh những tiến bộ đã đạt được và các nỗ lực hợp tác của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các báo cáo tham vấn, hỗ trợ các quốc gia G20 hoạch định chính sách và đưa ra các giải pháp ứng phó với các cuộc khủng hoảng từ đại dịch.

Tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương là tiến trình quan trọng trong chuỗi các sự kiện và trao đổi của Hội nghị G20 thượng đỉnh nhằm đưa ra các đồng thuận và cam kết hợp tác về giải quyết các vấn đề và thách thức mà các quốc gia G20 và toàn cầu quan tâm.

Dự kiến, hội nghị chung trực tuyến Bộ trưởng Tài chính - Y tế ứng phó với đại dịch Covid-19 sẽ được tổ chức vào tháng 9/2020 và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G20 lần thứ 4 sẽ được tổ chức trực tuyến vào tháng 10/2020./.

Khánh Huyền

分享到: