Thích ứng tình hình mới cần đồng bộ thông suốt,ếnlượcchốngbiếnthểDeltavàbướcngoặttưkết quả bóng đá tối qua và rạng sáng nay không cát cứ |
Đã đến lúc cần có bước ngoặt tư duy, thay đổi thích ứng mới trong chiến lược chống biến thể Delta để thúc đẩy sản xuất, đảm bảo thực hiện được mục tiêu kép mà Chính phủ đề ra. Ảnh: Nguyễn Hà |
Thích ứng an toàn
Qua thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu sau đây: (1) Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, cần phải nhất quán, xuyên suốt, quyết liệt, kịp thời từ Trung ương đến cơ sở; bám sát yêu cầu thực tiễn, kịp thời có kế hoạch, phương án, biện pháp phù hợp để vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển KTXH; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và cũng không hoang mang, mất bình tĩnh, nóng vội trong phòng, chống dịch. (2) Đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển; coi trọng sơ kết, đánh giá thực tiễn, kịp thời rút kinh nghiệm và nâng cao năng lực phân tích, dự báo, cảnh báo, nắm chắc tình hình, kịp thời ứng phó, xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh. (3) Để nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vướng mắc, yêu cầu cấp bách của thực tiễn, đặc biệt là các tình huống diễn biến nhanh trong phòng, chống dịch và phát triển KTXH đòi hỏi phải nâng cao năng lực của hệ thống chính trị và năng lực quản lý xã hội của Nhà nước, nhất là ở cấp cơ sở. (4) Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và tinh thần tự lực, tự cường; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, tận dụng cơ hội, tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng, tạo sức mạnh tổng hợp trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. (5) Phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao tính chủ động, tự chủ, ý thức, tinh thần trách nhiệm và trang bị kiến thức, kỹ năng của Nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh và phát triển KTXH, đồng thời góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân, tạo sức mạnh đồng thuận xã hội. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021;dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV) |
Làn sóng dịch Covid -19 lần thứ 4 diễn ra tại Việt Nam hết sức nghiêm trọng, đặc biệt tại TPHCM. Khi dịch bùng phát, tại TPHCM, số người nhiễm và nghi nhiễm lớn đến mức không còn có thể đưa vào điểm thu dung, gây quá tải bệnh viện, và làm hỏng cách tiếp chữa bệnh truyền thống “truy vết, cách ly, khoanh vùng” từng rất thành công với chủng virus cũ trong năm ngoái của Việt Nam.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng cho biết, trong ngày cao điểm là 28/8 số ca mắc mới lên đến 17.403, TPHCM phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, trong đó có gần 40.000 F0 nặng. Tất cả bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị trên địa bàn thành phố đều quá tải.
Trong bối cảnh đó, cách thức chống dịch theo phương châm “zero Covid”, cứ có ca nhiễm nào là cách ly, khoanh vùng, phong tỏa để đưa ca nhiễm về 0, vừa không chống được dịch bệnh, vừa làm tổn thương kinh tế không biết đến bao giờ khắc phục.
Sự đổ vỡ của nền kinh tế được đánh giá là vô cùng lớn
Tại TPHCM, trong quý 3, chỉ số GRDP là - 24,39%, 9 tháng đầu năm là - 4,98%. Đây là con số kỉ lục mà xưa giờ chưa từng có ở “đầu tàu” kinh tế của đất nước. Trên góc độ toàn quốc, kinh tế quý 3 tăng trưởng - 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái, làm cho tăng trưởng 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay.
Trong khi đó, về mặt xã hội cũng có nhiều tổn thương. Sự sợ hãi, kỳ thị, nạn phân biệt đối xử, tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, cát cứ vùng miền, mà thực chất là bóp nghẹt sản xuất, lưu thông và phá hỏng sinh kế của dân, đã bị đẩy lên cao trào suốt nhiều tháng qua.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/2021/NQ-CP ngày 11/10/2021 mang tính lịch sử, tạo bước ngoặt trong chống dịch bệnh theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, bằng cách tạm thời chấm dứt các Chỉ thị 15, 16, 19, quyết định 2686 và một vài điểm trong các văn bản liên quan khác. Nghị quyết đã thể hiện nhận thức mới trong chiến lược chống dịch bệnh nhằm đáp ứng được chủng Delta có độ lây lan quá nhanh và độ phủ vắc xin đang được đẩy rất nhanh trong toàn quốc.
Hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế “Thích ứng, an toàn với Covid”, tuy còn nhiều điều đáng bàn vì trao nhiều quyền cho các địa phương, nhưng đã giúp xác lập kịch bản và các khung khổ hành xử của các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp.
Đây là một công cụ quan trọng để Việt Nam có thể chủ động và kiên định "chung sống thích ứng và an toàn với dịch bệnh", tránh lúc đóng, lúc mở; lúc siết, lúc buông; tỉnh A thông đường, tỉnh B rào chặn; quận huyện bảo doanh nghiệp được vận hành, xã phường bảo người lao động “ở đâu yên đó”; một ngõ có F0, cả vùng phong tỏa; “ngăn sông, cấm chợ”...
Có quy định pháp lý rồi doanh nghiệp có thể chủ động các phương án dự phòng để duy trì sản xuất, các chủ nhãn hàng quốc tế có thể yên tâm vào khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam.
Tránh tư duy cực đoan
TPHCM đi vào giai đoạn “bình thường mới”, song làn sóng người trở về quê lại diễn ra kéo theo nguy cơ dịch bệnh lại tiếp tục phát sinh ở các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc... Đây là thực tế đáng lo ngại trong bối cảnh nhiều tỉnh còn thiếu vắc xin và năng lực điều trị y tế còn rất yếu.
Trong bối cảnh đó, đề nghị về việc giải tán các điểm thu dung, dừng xét nghiệm, được xem là cực đoan quá đà, từ tả sang hữu.
Trước đây, tất cả, từ người nhiễm đến người tiếp xúc gần, đều bị đưa vào các điểm thu dung, tước đi cái quyền tự chữa bệnh của dân, làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, tập trung quá lớn nguồn lực cho dự phòng thay vì điều trị. Điều này dẫn tới hiện có nhiều ý kiến phản đối, đòi giải tán tất cả trại thu dung.
Phân tích của các chuyên gia y tế dự phòng cho rằng: quan điểm này không phù hợp với nhiều tỉnh có mật độ dân số đông đúc. Nhà nước vẫn cần có điểm thu dung với điều kiện tốt để giúp những người không có điều kiện cách ly tại nhà, nhất là những người phải thuê nhà, những người sống trong khu ổ chuột, những ngõ xóm quá đông đúc.
Quan điểm phản đối xét nghiệm, thậm chí tẩy chay xét nghiệm cũng được cho là quá tả. Xét nghiệm là cách duy nhất phát hiện ra nhiễm virus. Vì thế, vẫn phải xét nghiệm tầm soát những nhóm nguy cơ, những vùng nguy cơ chứ không thể bỏ hết xét nghiệm được.
Sau nỗ lực thần tốc tìm vắc xin của Chính phủ, Việt Nam đã tiếp nhận 92,5 triệu liều vắc xin và tiêm được hơn 61 triệu liều; đã có 60,2% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 liều và 24,7% đã tiêm đủ liều. Tuy nhiên, vắc xin vẫn còn được phủ quá mỏng, rủi ro dịch bùng là vẫn lơ lửng phía trước. Dù đã bỏ “zero Covid” nhưng năng lực của hệ thống y tế, nhất là ở các tỉnh nghèo, chưa được nâng cấp theo kịp.
Vì vậy chúng ta không thể lơ là với Delta, không chủ quan, quá đà từ tả sang hữu. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ đợt chống dịch vừa qua, cảnh cát cứ giữa các địa phương, “ngăn sông cấm chợ”, chống dịch với các biện pháp cực đoan, làm tê liệt các hoạt động kinh tế và sinh kế của dân cần được loại bỏ. Công tác chống dịch phải là mặt trận của toàn dân và được dẫn dắt bởi Chính phủ.
Đã đến lúc cần có sự bước ngoặt tư duy, thay đổi thích ứng mới trong chiến lược chống Delta để thực hiện được “mục tiêu kép” mà Chính phủ đề ra.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp Chính phủ cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Đó là chiến lược ứng phó dịch bệnh gắn với hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia và địa phương còn hạn chế; chưa chuẩn bị đầy đủ năng lực cho kịch bản dịch bùng phát nhanh, quy mô lớn. Một số chính sách ban hành, thực hiện chưa tương xứng với tính chất phức tạp, dài hạn và quy mô tác động lớn của dịch Covid-19, tiếp cận chính sách còn khó khăn, tỷ lệ giải ngân một số gói hỗ trợ đạt thấp; còn hạn chế, bất cập và chưa kịp thời với một số đối tượng. Các gói hỗ trợ về tài khóa và tiền tệ từ năm 2020 tới nay ước đạt khoảng 4% GDP; cần báo cáo bổ sung đầy đủ hơn các nguồn lực từ ngân sách Trung ương, các khoản đóng góp xã hội khác cho công tác phòng, chống dịch để phân tích, đánh giá kỹ hơn quy mô, mức độ phù hợp của các gói hỗ trợ, làm cơ sở hoạch định chính sách cho giai đoạn tới. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, sợ chịu trách nhiệm ở một số nơi. Việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, hạn chế di chuyển, công tác phối hợp tại một số địa phương còn lúng túng, cứng nhắc, thiếu tính đồng bộ, chưa được điều chỉnh kịp thời. Trong những tháng cuối năm 2021 cần nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, tử vong do Covid-19. Khẩn trương rà soát, tháo gỡ nhanh các khó khăn, vướng mắc; xử lý các tồn đọng, điểm nghẽn, giảm thiểu các thủ tục và chi phí trong sản xuất, kinh doanh, XK hàng hóa; không để xảy ra tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội... TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cách chức lãnh đạo địa phương không tuân thủ Câu chuyện về chỉ đạo từ Chính phủ xuống địa phương là vấn đề người dân rất bức xúc. Trên mạng xã hội người ta nói rất nhiều là trên bảo dưới không nghe, đặc biệt là người dân bắt buộc phải tuân thủ các mệnh lệnh của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nhưng cấp tỉnh lại không tuân thủ cấp Trung ương, đây là câu chuyện rất khó hiểu. Do đó, chuyển trạng thái như thế cần đảm bảo tính thống nhất, tính tuân thủ cao và thông tin phản ánh kịp thời. Các địa phương phải tuân thủ sự chỉ đạo từ Trung ương, thống nhất nhưng vận dụng có sự linh hoạt. Chính phủ cho quyền các địa phương thích ứng mà các địa phương không thích ứng nữa thì có lẽ phải đình chỉ, loại trừ, cách chức một số lãnh đạo không tuân thủ, không hòa cùng "nhịp đập" của cả nước. Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có sự đánh giá chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để xác định trách nhiệm, trong trường hợp cần báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, xử lý, không thể để kết thúc chiến dịch mới làm. Ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Cần có sự tiệm cận giữa các địa phương Việc quản lý người về địa phương rồi việc từ địa phương này đi địa phương khác và ở các địa phương áp dụng rất khác nhau. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần có sự tiệm cận giữa các địa phương. Chúng ta đã có quy định các cấp độ dịch, từ cấp 1 đến cấp 4. Do đó, chúng ta nên có quy định từ cấp 1 đi đến cấp 2 thì cần có những giấy tờ gì, tương tự từ cấp 2 về cấp 1 hoặc là cấp 2 đến 3 hoặc là 3 đến 4 và ngược lại, cho có sự tiệm cận giữa các địa phương. GS. Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV: Triển khai thống nhất trong cả nước Dịch ở mỗi địa phương có tính chất, mức độ khác nhau về số lượng, điều kiện, nhưng quan trọng nhất là có những điểm chung là dịch diễn biến rất phức tạp và lây rất nhanh, khó lường, vì vậy đòi hỏi phải có một quyết định phổ quát để thống nhất về ý chí, thống nhất về hành động, thống nhất về cách làm... tất cả phải đồng bộ. Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” xây dựng dựa trên 3 tiêu chí, thứ nhất, số người bị nhiễm/100.000 dân/tuần; thứ hai, số người đã tiêm; thứ ba là khả năng thu dung điều trị... Đó là những tiêu chí cụ thể, hợp lý, có thể áp dụng chung cho toàn quốc. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện Nghị quyết 128 cần phải thống nhất trong cả nước. Các địa phương không tự ý quy định xét nghiệm chỗ 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ mà phải thống nhất. PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Chúng ta thận trọng, nhưng cũng cần tích cực Để bảo đảm lưu thông hàng hóa, phải bảo đảm được sự thông suốt của quốc gia, có chế tài nghiêm khắc đối với những địa phương và cá nhân cản trở mạch lưu thông, cố tình trì hoãn hoặc hiểu không đúng, hiểu lệch lạc chỉ đạo của Chính phủ. Các địa phương cần nhận thức đúng bản chất dịch bệnh để thoát khoải tâm lý sợ hãi quá mức, quá trình vận hành không bị chia cắt hành chính của nền kinh tế. Chúng ta thận trọng những cũng cần tích cực. Tư Hoàng |