【tỉ lệ bong đá】Chuyển đổi số hải quan muốn thành công cần phối hợp đồng bộ
Hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ kiểm tra giám sát của Hải quan Quảng Ninh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn. Ảnh: TL |
PV: Thưa ông, động lực cho quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay là gì?
Ông Lê Đức Thành |
Ông Lê Đức Thành: Việc chuyển đổi số của ngành Hải quan xuất phát từ những yêu cầu khách quan.
Trước hết là thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp (DN). Sau đó là “sức ép” từ xu thế phát triển hiện đại của các nước trên thế giới. Điển hình như tại Hàn Quốc, quy trình thủ tục hải quan cũng như quản lý hành chính rất phát triển. Họ đã thực hiện số hóa các giấy tờ khi làm thủ tục, đồng nghĩa với việc khi gửi các văn bản điện tử cho Hải quan Việt Nam, chúng ta phải chấp nhận các văn bản điện tử đó để thực hiện thủ tục. Vì thế, buộc Hải quan Việt Nam phải cùng thay đổi.
Một động lực thúc đẩy nữa là yêu cầu tất yếu phải thay đổi của bản thân ngành Hải quan để cải thiện năng suất làm việc. Thực tế, số lượng giao dịch của ngành Hải quan trung bình mỗi năm tăng khoảng 10 - 15%, trong khi nhân lực thì giảm dần đều 3 - 4%/năm. Để có thể xử lý được công việc tốt và hiệu quả, ngành Hải quan phải tăng cường hiện đại hóa.
Từ đó, trong kế hoạch mà ngành Hải quan đã đặt ra, giai đoạn 2021-2026 là chu kỳ mà cơ quan hải quan bắt buộc phải chuyển đổi số.
PV: Vậy, trong quá trình triển khai các mục tiêu chuyển đổi số, ngành Hải quan phải đối diện với những thách thức nào, thưa ông?
Ông Lê Đức Thành:Theo cá nhân tôi đánh giá, chuyển đổi số là quá trình thay đổi một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính, đồng thời cũng là 2 nhóm thách thức đối với cơ quan hải quan.
Thứ nhất là các vấn đề về nghiệp vụ. Khi chuyển đổi số, ta phải thay đổi một cách căn bản các quy trình nghiệp vụ quản lý, dẫn đến thay đổi thói quen làm việc của người dân, DN cho đến công tác quản lý của cơ quan hải quan. Ví dụ, trước đây, các văn bản giấy tờ gửi tới cơ quan hải quan có thể là bản giấy, bản scan nhưng khi chuyển đổi số, hồ sơ sẽ được số hóa 100%. Ngoài làm thủ tục, toàn bộ tài liệu, hồ sơ, giấy tờ đều được chỉ tiêu hóa để cơ quan quản lý có thể sử dụng để phân tích, đánh giá, ra quyết định một cách nhanh chóng, chính xác hơn.
Chung tay vì mục tiêu tạo thuận lợi thương mại Để quá trình chuyển đổi số của cơ quan hải quan thành công và đạt được mục tiêu đề ra, Tổng cục Hải quan rất cần sự thay đổi đồng thời, sự hỗ trợ của các bộ, ban, ngành. Hơn hết, Tổng cục Hải quan cũng kêu gọi tinh thần ủng hộ, tham gia của người dân, doanh nghiệp; sự quyết tâm, trách nhiệm của từng cán bộ, công chức hải quan, tất cả vì mục tiêu tạo thuận lợi thương mại. |
Thứ hai là thay đổi toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin hiện nay. Khi các vấn đề về nghiệp vụ, về giao tiếp giữa người dân, DN với cơ quan quản lý đã thay đổi (như nêu trên) thì hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo tiếp nhận được các hồ sơ bản số, phải khai thác được một cách hiệu quả để giúp cho cán bộ hải quan có thể tăng cường công tác quản lý cũng như giúp người dân, DN thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước một cách nhanh chóng, chính xác.
PV:Với 2 nhóm vấn đề ông vừa nêu, cơ quan hải quan sẽ cần phải xử lý, làm rõ những vấn đề gì trước khi chính thức bắt tay vào triển khai chuyển đổi số một cách hiệu quả, thưa ông?
Ông Lê Đức Thành:Về những việc cần xử lý, đầu tiên là ngành Hải quan phải hoạch định ra những định hướng, chiến lược về chuyển đổi số để làm căn cứ điều chỉnh các phương thức quản lý, các quy định, văn bản pháp lý, luật, nghị định, thông tư liên quan. Đơn cử, luật trước đây cho phép người dân, DN nộp hồ sơ văn bản bằng bản giấy thì bây giờ phải điều chỉnh, sửa đổi để hạn chế những thủ tục như vậy, thay vào đó quy định người dân, DN phải gửi đến cơ quan quản lý bản số hóa.
Không chỉ hành lang pháp luật, để người dân, DN được thuận lợi, ngoài cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý khác cũng phải tiến lên đồng bộ để những văn bản, giấy tờ do các bộ, ngành, cơ quan khác cấp hoặc đơn vị nước ngoài cấp cũng phải được số hóa khi chuyển đến cơ quan hải quan làm thủ tục cho người dân, DN. Đây là một cái khó cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng.
Ngoài ra, trong quá trình thay đổi thói quen, người dân, DN sẽ bỡ ngỡ, khó khăn, vướng mắc và cần sự hỗ trợ. Lúc này, cơ quan hải quan các cấp phải có kế hoạch hướng dẫn, giúp đỡ người dân, DN tiếp cận thuận lợi.
Về vấn đề chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống hiện nay của ngành Hải quan đang được đánh giá là tương đối hiện đại, phục vụ người dân, DN với tốc độ xử lý thông tin và trả lời không đến 3 giây/hồ sơ. Khi thay đổi thì hệ thống mới tối thiểu phải bằng hoặc tốt hơn hệ thống hiện nay. Tiêu chuẩn đó đặt ra áp lực yêu cầu lực lượng kỹ thuật phải đầu tư hơn.
Việc thay đổi hệ thống cũng yêu cầu ngành Hải quan phải có kế hoạch, phương thức, bước đi phù hợp để chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, sao cho giảm thiểu sự ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, DN; không gây xáo trộn, ảnh hưởng đối với quá trình xuất nhập khẩu. Đây là vấn đề tương đối lớn cần sự vào cuộc của toàn hệ thống hải quan.
Những nhóm vấn đề đó, Tổng cục Hải quan đều đã nhận thức rõ. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, hải quan địa phương trong việc huy động nguồn lực, đưa ra những bước thực hiện làm sao việc chuyển đổi số hài hòa nhất và đạt được mục tiêu đặt ra.
PV:Xin cảm ơn ông!