游客发表

【bảng xếp.hạng c1】Gặp khó tại Trung Quốc, xuất khẩu sắn tiếp tục trầm lắng

发帖时间:2025-01-12 09:02:10

gap kho tai trung quoc xuat khau san tiep tuc tram langSắn Việt xuất khẩu kém cạnh tranh
gap kho tai trung quoc xuat khau san tiep tuc tram langBộ Công Thương “bày" cách thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc
gap kho tai trung quoc xuat khau san tiep tuc tram lang
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 383 nghìn tấn, tương ứng với 127 triệu USD, giảm 0,06% về khối lượng và giảm 0,16% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Giá sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu bình quân ước đạt 332 USD/tấn, giảm 10%.

Xét về cơ cấu sản phẩm, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắn lát ước đạt 130 nghìn tấn, giá trị 27 triệu USD, tăng 39,6% về lượng và 72,2% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu tinh bột sắn ước đạt 253 nghìn tấn và 101 triệu USD, giảm tới 19,5% về lượng và giảm 25,6% về giá trị.

Nguồn cung sắn lát thiếu hụt đã đẩy giá xuất khẩu sắn lát của Việt Nam tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2020 ở mức 208 USD/tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân tinh bột sắn do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (Covid-19) đã xuống mức 398 USD/tấn, giảm 7,6%.

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất nhóm mặt hàng sắn của Việt Nam, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 2 tháng. Tuy nhiên, xuất khẩu sắn vào Trung Quốc ghi nhận giảm 21,1% về lượng và 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Dịch Covid-19 đã tác động đến cầu nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian gần đây khi phía Trung Quốc quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các chợ biên giới và tiếp tục tạm dừng hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo: Trong thời gian tới, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn sẽ tiếp tục trầm lắng do nhu cầu mua hàng từ phía Trung Quốc không tăng đáng kể và dịch Covid- 19 vẫn diễn biến phức tạp.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: Năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp canh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào.

Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.

Ngoài ra, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế Giá trị gia tăng với tinh bột sắn nhập chính ngạch từ 13% xuống còn 10% khiến cho giá tinh bột sắn xuất qua khu vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn.

Xung quanh câu chuyện sản xuất, xuất khẩu sắn, ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam nhìn nhận: Nỗi lo lớn nhất của ngành sắn hiện nay là chất lượng và tiêu chuẩn thấp. Xuất khẩu quá nhiều theo đường tiểu ngạch khiến rủi ro thị trường lớn hơn.

“Sản phẩm sắn của Việt Nam thường bị thương nhân Trung Quốc ép giá, kìm giá... Các nhà xuất khẩu thì không liên kết, không đồng nhất về giá, thậm chí có doanh nghiệp chấp nhận phá giá để xuất tiểu ngạch", ông Lạng nói.

Thời gian tới, Hiệp hội Sắn Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng các địa phương phối hợp để định hướng và quản lý quy hoạch ngành sắn, tránh phát triển nóng, chồng chéo dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.

Từ năm 2012, khi kim ngạch xuất khẩu sắn vượt trên 1 tỷ USD, cây sắn được Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT đưa vào nhóm 10 cây trồng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội Sắn Việt Nam: Hiện cả nước có 120 nhà máy sản xuất tinh bột sắn với tổng công suất trên 15,5 triệu tấn. Trong khi đó, tổng diện tích trồng sắn cả nước là 500.000 - 530.000 ha, cho tổng sản lượng 8,8 triệu tấn củ tươi/năm. Như vậy, công suất chế biến đã vượt gần gấp đôi so với nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, xuất khẩu sắn trong 2 năm qua gặp nhiều khó khăn, khiến kim ngạch rơi khỏi mốc 1 tỷ USD.

    热门排行

    友情链接