您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ty so bong da truc tiep】Đã đến lúc thượng phương bảo kiếm được thu về? 正文

【ty so bong da truc tiep】Đã đến lúc thượng phương bảo kiếm được thu về?

时间:2025-01-11 14:20:38 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Chính phủ muốn tiếp tục "đặc cách ty so bong da truc tiep

Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ muốn tiếp tục "đặc cách,Đãđếnlúcthượngphươngbảokiếmđượcthuvềty so bong da truc tiep đặc thù, đặc biệt"

Tháng 7/2021, trước yêu cầu chống dịch Covid- 19 đặt ra vô cùng cấp bách, ngay tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV, bằng Nghị quyết 30/2021/QH15, đã trao cho Chính phủ "thượng phương bảo kiếm".

Với thanh kiếm này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được áp dụng các giải pháp đặc thù, đặc cách và đặc biệt, có thể là những vấn đề chưa được quy định trong luật, có những vấn đề khác với quy định của pháp luật để ứng phó với đại dịch.

Nhưng, thời hạn của những quy định này đến 31/12/2022 là sẽ chấm dứt và khi đó, tất cả các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của các cơ quan có liên quan đến nội dung này cũng sẽ hết hiệu lực.

Tuy nhiên, báo cáo tại phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/10 vừa qua, quyền Bộ trưởng Bộ Y tếĐào Hồng Lan cho biết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện đến ngày 31/12 /2023 một số cơ chế đặc thù tại Nghị quyết 30.

Cụ thể là cho phép tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện việc gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành thuốc, vì số lượng hồ sơ gia hạn cần giải quyết rất lớn (trên 14.000 hồ sơ) và tiếp tục tăng lên, nhân lực thẩm định hồ sơ thiếu trầm trọng. Trường hợp không gia hạn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệpvà hoạt động cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ở mọi chuyên khoa, ở tất cả các tuyến điều trị.

Chính phủ cũng đề nghị tiếp tục áp dụng một số chính sách đặc biệt, đặc thù, đặc cách về khám, chữa bệnh, thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế . Như các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 đang hoạt động được phép tiếp tục hoạt động theo yêu cầu thực tiễn. Cho phép sử dụng các quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 đã thành lập đồng thời là giấy phép hoạt động.

Cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh  được tiếp tục áp dụng để bảo đảm ổn định quyền lợi của người bệnh.

Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị Covid-19không bóc tách được chi phí khám bệnh, chữa bệnh Covid-19và các bệnh khác để thanh toán theo các nguồn hoặc không thu được các khoản chi phí mà người bệnh phải trả theo quy định do nguyên nhân bất khả kháng thì được ngân sách nhà nước chi trả.

Tiếp tục thực hiện thí điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa bao gồm cả hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đến khi Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực.

Dự báo tình hình dịch Covid-19vẫn còn có nguy cơ hiện hữu, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mà các chính sách, quy định hiện hành chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về phòng, chống dịch Covid-19 khác với quy định của luật.

Cần xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chỉ ra không ít những hạn chế, bất cập trong thực hiện Nghị quyết 30.

Đáng chú ý là Việt Nam vẫn chưa cấp phép đăng ký, sử dụng cho bất kỳ vắc xin Covid-19 nào sản xuất trong nước dù là quốc gia thứ 3 trên thế giới nuôi cấy và phân lập thành công virus và được đánh giá có tiềm năng trong nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng Covid-19.

Việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất y tế, kít xét nghiệm phục vụ công tác điều trị Covid-19 gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sử dụng trang thiết bị y tế được tài trợ hoặc do Bộ Y tế cấp hoặc chỉ thực hiện mua sắm các trang thiết bị đã được đấu thầutừ trước.

"Đã xảy ra một số sai phạm nghiêm trọng trong việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, gây bức xúc trong dự luận, tác động tiêu cực nhiều mặt đến đời sống kinh tế- xã hội", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh.

Tham gia thẩm tra nội dung Chính phủ trình, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay đã bước vào giai đoạn khác với thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30.

Vì thế, nếu xét thấy có một số biện pháp cần thiết tiếp tục thực hiện thì đề nghị báo cáo Quốc hội để quyết nghị riêng trong Nghị quyết kỳ họp thứ tư, bảo đảm sự minh bạch và cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện, không nên quy định “kéo dài” thời gian thực hiện một số biện pháp theo Nghị quyết số 30.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đề nghị nghiên cứu các chính sách đã được Quốc hội cho phép thực hiện trong Nghị quyết số 30, khẩn trương xây dựng dự ánLuật Tình trạng khẩn cấp để có cơ sở pháp lý cho việc ứng phó với các tình huống tương tự.

Xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh cho chống dịch để "thượng phương bảo kiếm" sớm được thu về cũng là quan điểm của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ với Báo Đầu tư ngay từ Nghị quyết 30 mới được ban hành. Bởi, nếu không phải tình huống hết sức cấp bách, thì cây kiếm này không nên được rút ra khỏi vỏ.

Phát biểu tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cũng đề nghị chấm dứt hẳn việc thực hiện các mục 3.1- 3.4 và 3.8 Nghị quyết 30 (quy định các biện pháp đặc thù, đặc cách - PV) và có điều khoản chuyển tiếp.

Ông Định lưu ý, những việc đang làm dở trước 31/12/2022 thì cần có hướng xử lý. Ví dụ, đã cấp giấy phép để nhập thuốc quá mức cần thiết, làm thủ tục rồi nhưng chưa nhập thì bây giờ có nhập hay không thì cần rà soát, cái gì tiếp tục cần thì nhập, không cần thì thôi...

Xử lý những việc này phải rất chi tiết, nếu cần giao Thủ tướng, Chính phủ hay Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định có làm tiếp hay không làm tiếp, ông Định lưu ý.

Hay với các bệnh viện dã chiến, ông Định cũng cho rằng, cần làm rõ bệnh viện nào hoạt động tiếp, bệnh viện nào dừng lại, tránh lãng phí.

Để Quốc hội có cơ sở xem xét, ông Định đề nghị hoàn thiện báo cáo theo hướng kết quả thực hiện các văn bản ban hành theo Nghị quyết 30 phải có con số cụ thể. Ví dụ, tiền lấy từ đâu ra, chi cho ai, có mua thuốc không và nếu mua thì là những thuốc gì, thành lập bao nhiêu bệnh viện dã chiến, ở đâu?

Trên cơ sở các con số cụ thể thì đánh giá đầy đủ cả mặt tốt và hạn chế đó xác định cái gì dừng lại, cái gì thực hiện tiếp, Phó chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Ông Định cũng nêu ra một khả năng, nếu Chính phủ kịp hoàn thiện báo cáo, thì sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư này. Nếu không kịp, thì giữa tháng 12/2022, Quốc hội tổ chức kỳ họp bất thường, cho ý kiến về báo cáo này cùng với Quy hoạch tổng thể Quốc gia, việc thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

 Chỉ rõ trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực

Tham gia thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, tuy tình hình dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát nhưng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống dịch vẫn diễn biến phức tạp. Một số hành vi tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực y tế vẫn tiếp tục tiếp diễn như: thông đồng, nâng khống giá trị thiết bị, vật tư y tế trong đấu thầu… Tình trạng móc nối, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị báo cáo của Chính phủ cần đánh giá cụ thể , chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu, trách nhiệm của các cấp, các ngành về tình trạng nêu trên, qua đó đề ra các giải pháp chỉ đạo phòng ngừa và xử lý hiệu quả.