Có hay không cơ chế xin - cho?óthểđiềuchỉnhvốntráiphiếuđểđảmbảomứcbộmelbourne victory – melbourne city
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đề nghị làm rõ nguyên nhân bố trí vốn dàn trải 80 nghìn tỷ đồng công trình quan trọng quốc gia chưa phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư chậm, vốn ODA dự toán luôn thiếu. Theo đại biểu, nếu nguyên nhân là do triển khai Luật Đầu tư công mới thì chưa hoàn toàn thuyết phục, vì các dự án khởi công mới chỉ được ghi vốn khi có quyết định đầu tư từ năm trước, các dự án chuyển tiếp cơ bản đã có thủ tục đầu tư… Vốn ODA thì ghi theo cam kết với nhà tài trợ và tiến độ giải ngân. “Vậy, tại sao phân bổ vốn và giải ngân vốn chậm, tại sao ODA luôn thiếu dự toán. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của thực trạng này, liệu có phải do cơ chế xin – cho?”, đại biểu nêu câu hỏi.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng băn khoăn về phương án đảm bảo mức bội chi ngân sách dự toán năm 2017 khi phải xử lý các khoản chi đầu tư, như việc chuyển nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) chưa phân bổ là 12.500 tỷ đồng, khoản 18.000 tỷ đồng vay về cho vay lại của 5 dự án đường bộ cao tốc của Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) và khoản 5.000 tỷ đồng vốn ODA giải ngân năm 2015.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết trên thực tế, các dự án ODA của chúng ta trước đây đều giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án cũng như cam kết của các nhà tài trợ. Tuy nhiên, theo Hiến pháp mới và theo quy định của pháp luật thì hiện nay chúng ta đang chuyển từ việc giải ngân theo thực tế sang giải ngân theo kế hoạch, trong khi các bộ, ngành địa phương chưa rõ và chưa quan tâm, nên quá trình triển khai chậm, tính toán chưa sát với thực tế dẫn đến có lúc dự án thiếu, có lúc thừa.
Về quy trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ hướng dẫn xây dựng các tiêu chí định mức, tham mưu để làm nguyên tắc tiêu chí phân bổ sau đó tổng hợp, báo cáo lên Chính phủ để Chính phủ sẽ quyết định báo cáo Quốc hội. Khi Quốc hội phê chuẩn thì Chính phủ quyết định giao và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chi tiết. Do đó, “không có chuyện xin – cho, đều do tất cả các địa phương và bộ, ngành quyết định trong việc bố trí vốn hiện nay”, Bộ trưởng khẳng định.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ đã kiến nghị với Chính phủ nếu những dự án chậm không giải ngân được hoặc không có khả năng giải ngân, thì có thể chuyển sang các dự án giải ngân nhanh hơn trong kế hoạch trung hạn đó và không được vượt trần của từng dự án, nhằm tạo sự linh hoạt, điều hòa các nguồn vốn trong các dự án.
Liên quan đến việc đảm bảo bội chi ngân sách, Bộ trưởng cho biết khả năng từ nay đến cuối năm khó có thể giải ngân hết số trái phiếu. Do đó, Bộ có thể sẽ báo cáo giảm nguồn vốn TPCP năm 2017. Khi đó sẽ làm giảm nguồn vốn vay và giảm bội chi của 2017 hoặc Quốc hội sẽ cho phép điều chỉnh giảm kế hoạch vốn TPCP để tăng số vốn nước ngoài. Như vậy, bội chi vẫn được giữ nguyên như chỉ tiêu của Quốc hội đã thông qua.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm đặt câu hỏi chất vấn tại phiên họp sáng 15/6. |
Đã bố trí xử lý hết số nợ đọng XDCB theo quy định pháp luật
Tại phiên họp, Bộ trưởng cũng trả lời câu hỏi của đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) về việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn năm 2016 – 2020 và nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB). Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, hiện nay Bộ đã giao kế hoạch cho các dự án theo đúng quy định, đủ thủ tục. Đến nay đã giao được 88% kế hoạch, còn lại 198.379 tỷ đồng chưa giao, đang nằm ở một số dự án chưa đủ thủ tục và đang xem xét. Trong đó, chúng ta đang xem xét dự án đường cao tốc Bắc - Nam, sân bay Long Thành, chống ngập TP.HCM.
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành trung ương và địa phương nhanh chóng thông báo chi tiết cho các đơn vị triển khai vốn của trung hạn được giao, hoàn thiện các thủ tục để có thể giải phóng được mặt bằng và các điều kiện cần thiết khác…
Trả lời đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) về nợ đọng XDCB, Bộ trưởng cho biết, theo quy định của Luật Đầu tư công và yêu cầu của Chính phủ, sau năm 2014 các bộ, ngành trung ương, địa phương không được làm phát sinh nợ đọng XDCB, đây được coi như một vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hình sự.
"Từ 31/12/2014 trở về trước, nợ XDCB khoảng 11.000 tỷ đồng, đã bố trí đủ vốn để xử lý hết. Từ 1/1/2015, về nguyên tắc tất cả các khoản đầu tư của trung ương không còn nợ XDCB. Nếu địa phương nào đang còn nợ đọng XDCB thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm và phải tự xử lý, còn phần nợ của trung ương đã được bố trí đủ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Riêng về chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, trả lời đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết số nợ đọng XDCB của chương trình này là 15.000 tỷ đồng, đến nay đã xử lý và giảm xuống còn nợ 9.000 tỷ đồng. Nợ đọng này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giao thông của các địa phương. Đối với phần thuộc ngân sách địa phương thì địa phương phải chịu trách nhiệm bố trí và cân đối trả đủ. Số 6.000 tỷ đồng đã được xử lý là thuộc giai đoạn trước, không phải giai đoạn phát sinh sau 31/12/2014, vì số nợ sau 31/12/2014 là số không hợp lý và vi phạm pháp luật, nên không được xử lý.
Hoàng Yến