游客发表
发帖时间:2025-01-27 00:31:54
Sáng kiến này đã nhận được sự tán dương của giới phân tích,ânhàngBRICSliệucóthaythếđượcWBvàbảng xếp hạng bóng đá anh hạng nhất song cũng có những ý kiến bày tỏ sự lo ngại về khả năng hiện thực hóa chức năng của cơ quan tài chính này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh ý tưởng này là nhằm "cải thiện hệ thống điều hành thế giới và mở rộng vai trò đại diện của các nước mới nổi trong các quyết định quốc tế quan trọng nhất". Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn chưa có nhiều thay đổi kể từ khi được thành lập năm 1944 khi Mỹ và các nước châu Âu vẫn nắm quyền chủ đạo thì việc các nền kinh tế mới nổi mong muốn có được tiếng nói có trọng lượng hơn trong thời đại hiện nay là điều dễ hiểu.
Ngoài sự thất vọng về việc có quá ít đại diện ở WB và IMF, nhóm BRICS cũng nhận thấy NDB là công cụ phù hợp nhất để có thể giúp đỡ các nước đang phát triển. Ngân hàng này dường như sẽ được sử dụng như một thể chế đối trọng với WB và IMF với nguồn vốn đóng góp ban đầu vào khoảng 50 tỷ USD.
Một điểm đáng chú ý nữa khiến BRICS quyết định thành lập một ngân hàng cho riêng mình là do những hạn chế của WB trong việc cấp tín dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước mới nổi bởi những qui định về môi trường. Trong khi đó, thể chế tài chính mới của BRICS linh hoạt hơn mặc dù ngân hàng này cũng cam kết không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Theo nhận định của Hội đồng Quốc tế Canada, việc BRICS thành lập NDB được xem là cách thức 5 nước thành viên dùng sức mạnh kinh tế và dân số để thay đổi cách thức chi phối thế giới hiện hành. BRICS đang chuyển sức mạnh thị trường và ảnh hưởng địa chính trị từ G7 sang các nền kinh tế mới nổi đông dân và có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. BRICS chiếm 2/5 dân số thế giới, 1/5 GDP, 1/7 kim ngạch thương mại và 2/3 tăng trưởng của thế giới. Tại hội nghị năm 2012 ở New Delhi (Ấn Độ, BRICS đã phác thảo một mô hình thay thế đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tăng cường "tiếng nói và đại diện của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển" trong các thể chế tài chính IMF và WB.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, có nhiều lý do để đặt dấu hỏi về việc liệu NDB có hoạt động hiệu quả hay không. Thứ nhất, BRICS quyết định thành lập thể chế tài chính này trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên đều đang chững lại. Trung Quốc dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ cũng giảm xuống 5,4%/năm, trong khi hai nền kinh tế Nga và Brazil được dự báo cũng chỉ đạt mức khoảng 1%. Tất cả các nước này đang ở vào giai đoạn tăng trưởng thấp hơn rất nhiều so với thập kỷ trước.
Thứ hai, sẽ không dễ dàng để giải quyết những bất đồng nội bộ giữa các nước thành viên BRICS. Bất chấp những cái bắt tay thắm thiết tại Fortaleza song trên thực tế lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Brazil đang đứng giữa một cuộc tranh chấp thương mại, trong đó Bắc Kinh than phiền về những chính sách bảo hộ ngày càng tăng của Brasilia, còn nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ lại tỏ ra lo ngại về việc gã khổng lồ châu Á chỉ mua nguyên liệu thô của họ và xâm chiếm thị trường Brazil bằng hàng hóa giá rẻ.
Thứ ba, thực tế từ việc thành lập các thể chế tài chính khu vực Mỹ Latinh, cho dù qui mô nhỏ hơn, chưa thực sự đem lại hy vọng cho các nước mới nổi. Ngân hàng phương Nam thành lập năm 2009 với nguồn vốn ban đầu là 20 tỷ USD để thay thế WB và IMF, song đến nay ngân hàng này chưa bao giờ hoạt động hiệu quả.
Dù vậy, ý tưởng thành lập thể chế tài chính mới để cấp thêm tín dụng ngoài các khoản của WB và IMF thực sự đáng hoan nghênh và cần phải có những bước đi cụ thể để NDB hiện thực hóa vai trò của mình.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接