您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【nha cai uy tin 365】Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản 正文

【nha cai uy tin 365】Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản

时间:2025-01-26 01:25:54 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn? Thương mại điện tử liên kết vù nha cai uy tin 365

Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn?ệnvềvườnvảithiềuLụcNgạnvàvườnmăngcụttuổiKhicôngnghệmởlốitiêuthụnôngsảnha cai uy tin 365 Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng

“Bây giờ dân gắn bó với vườn ít…”

“Bố mẹ mình nói hãy học cho giỏi, để ra ngoài làm việc, và đừng làm gì với trái vải nữa, vì quá vất vả” - chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã vải Lục Ngạn Xanh (Bắc Giang) chia sẻ với chúng tôi.

Cùng hoàn cảnh, anh Nguyễn Thanh Dự - một chủ vườn măng cụt ở Cần Thơ cũng hiểu rõ những vất vả của cha mẹ khi cả đời gắn bó với nghề làm nông, nhưng không vì thế mà từ bỏ vườn cây trái đã nuôi mình lớn khôn.

“Cây này thuộc dạng cây lâu năm, trồng từ thời ông bà, trải qua thời chiến tranh, giờ cũng ngót trăm tuổi” - anh Nguyễn Thanh Dự tự hào giới thiệu cây măng cụt “lớn tuổi” nhất trong vườn mình. Anh đã dành rất nhiều thời gian phòng ngừa sâu bệnh, chăm chút cho cây, thường xuyên tỉa cành để hạn chế gãy cành do thời tiết. “Mình mà không để ý nó dễ bị sâu đục thân, là chết cây luôn”, anh nói.

Gia đình anh Dự đã nhiều thế hệ gắn bó với vườn măng cụt. Vườn cây trái này đã được cha mẹ anh nuôi dưỡng, chăm sóc, rồi cũng chính nó đã “tưới tiêu” cho anh những năm tháng tuổi thơ nhiều kỷ niệm, cùng cha mẹ nuôi anh lớn khôn. Hiện nay, vườn măng cụt của anh Dự rộng hơn 10 công đất, với khoảng gần 300 cây.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản

Măng cụt được thu hoạch, phân loại vào từng rổ trước khi được thu mua

Theo anh Dự, trồng măng cụt chăm sóc không khó, không cần phun thuốc mà chỉ cần bón phân và để cây phát triển tự nhiên đến khi chín thì bẻ trái. Nhưng cây phải 5 năm mới cho trái, và cây không ra trái đều năm nên có “năm được, năm thất”. Trung bình trồng 100 gốc thì thu hoạch 1 đợt khoảng 50 gốc, 50 gốc còn lại sang năm mới thu hoạch được.

Thời cha mẹ anh Dự, măng cụt chỉ bán được cho thương lái. Mùa nào thương lái không lấy, là cả nhà chỉ biết chia nhau ăn, hoặc coi như bỏ. “Chỉ có họ là chịu mua cho mình, nên có khi sản lượng không cao vẫn bị họ ép giá. Trồng với thu hoạch thì cực, tốn thời gian mà có những lúc chẳng lời được bao nhiêu đâu” - anh Dự tâm sự. “Bây giờ, dân gắn bó với vườn ít!”.

Chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, cũng xuất thân là con nhà nông. Chị và cộng sự chứng kiến sự vất vả của cha mẹ - những người nông dân trồng vải thế hệ trước, và khát khao thay đổi.

Chị vẫn không sao quên được những ngày cha mẹ phải “chạy đua với mặt trời”, vì mặt trời lên, nắng gắt là vải sẽ hỏng. Chợ vải bán từ 5 giờ sáng, nhưng từ khi trời còn tối mịt, cha mẹ chị và những người nông dân Lục Ngạn đã phải hái vải, tuốt lá, bó vải. Nhưng nếu đến trưa mà vẫn không bán được, thì chỉ biết ngồi chờ trong vô vọng.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Những xe vải vừa thu hoạch “tấp nập” trên phố

“Đến giờ, mỗi khi thấy người bán vải ngoài đường ngồi chờ thương lái, rồi bị ép giá, mình vẫn chảy nước mắt. Chỉ cách đây vài năm thôi, bố mình cũng thế” - chị Thùy xúc động nói.

Nhưng vẫn có những người không lựa chọn bỏ cuộc

Trong bối cảnh khó khăn đó, HTX Lục Ngạn Xanh đã được thành lập vào năm 2021. Chị Thùy chia sẻ, chị chỉ hy vọng có cách phân phối giúp bà con, không được 100% thì cũng bớt được phần nào đấy, bà con bớt vất vả, mà thương hiệu vải cũng được nhiều người biết đến hơn, hoặc cũng có thể làm người mua của mình yên tâm về độ an toàn, chất lượng.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Chị Thùy tự hào giới thiệu về chất lượng vải Lục Ngạn đến mọi người

“HTX Lục Ngạn Xanh có khoảng 13 thành viên sản xuất vải thiều, cả già cả trẻ, vì nằm trong khu vực đồn vải nổi tiếng của huyện Lục Ngạn nằm, chất lượng ngon, được trồng trên những đoạn núi đá ghềnh, nhiều khoáng nên vải ngọt ngon, màu sắc đỏ sẫm.” – chị Thùy nói.

“Nói thật là việc ra đường thu mua cũng phần nào hỗ trợ bà con - nhưng làm như vậy thì không kiểm soát được độ an toàn của vải” - Thùy cho rằng, cần phải có những kênh phân phối bền vững hơn, cả về sản lượng và việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Chị Thùy chia sẻ, một trong số những kênh tiêu thụ ổn định cho vải thiều của Lục Ngạn Xanh là nền tảng Grab. Năm nay cũng là năm thứ hai dự án GrabConnect đồng hành cùng chị Thuỳ và các cộng sự của chị để đưa vải thiều chính vụ chợ “số” GrabMart.

Theo chị Thùy, phân phối sản phẩm qua dự án GrabConnect mang lại cho nông dân rất nhiều lợi ích. Vì đây là dự án dài hạn, Grab cũng là doanh nghiệp lớn, nên truyền thông thương hiệu tốt và có thể truyền tải câu chuyện về sản phẩm tốt hơn.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Những quả vải Lục Ngạn dày cơm, vỏ mỏng được thu hoạch trực tiếp tại vườn

“Người nông dân không có thời gian, và cũng không biết cách để kể câu chuyện về sản phẩm của mình. Grab đã làm được điều đó, mình hy vọng là sản lượng vải bán được qua các kênh online như thế sẽ tốt hơn trong năm nay” - chị Thùy nói.

Còn với anh Dự, năm nay là năm đầu tiên anh tham gia dự án GrabConnect. Anh vui vẻ chia sẻ: “Giờ có bên HTX với Grab hỗ trợ đầu ra cho vườn, tôi thấy sản lượng tiêu thụ tốt hơn trước nhiều. Mình không bị phụ thuộc vào một kênh đầu ra duy nhất, giá cả cũng ổn định hơn nữa. Trái cây của mình cũng đến được với nhiều người tiêu dùng hơn nên vui lắm”, anh Dự hào hứng chia sẻ.

Theo Bộ Công Thương, thị trường trong nước vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm nông sản. Một mặt, giảm áp lực cho hoạt động xuất khẩu nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi, khó lường. Mặt khác, bình ổn thị trường trong nước, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu giúp người tiêu dùng trong nước được tiêu thụ các sản phẩm đúng vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp, tiêu dùng thuận tiện. Việc đa dạng được các kênh phân phối qua các kênh trực tiếp và gián tiếp, các nền tảng thương mại điện tử và doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp mở đầu ra ổn định hơn cho tiêu thụ nông sản.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Thông qua sự kết nối của dự án GrabConnect, măng cụt được các đối tác cửa hàng GrabMart tiêu thụ trên cả kênh online và tại cửa hàng

Chị Thùy, anh Dự - những người con gắn bó với nghề nông đã tìm thấy được hướng đi mới cho hành trình “nuôi dưỡng” những giá trị truyền thống của gia đình. Trên hành trình này, sự đồng hành của các nền tảng công nghệ, những dự án như GrabConnect đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ, quảng bá… cho các nhà vườn, bà con nông dân. Qua đó, họ được tham gia vào quá trình chuyển đổi số và hưởng lợi từ nền kinh tế số.