【kết quả siêu cúp ấn độ】Xúc tiến thương mại trực tuyến chi phí thấp, hiệu quả cao
Chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ đầu tiên sau Covid-19 | |
Xúc tiến thương mại,úctiếnthươngmạitrựctuyếnchiphíthấphiệuquảkết quả siêu cúp ấn độ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho muối xuất khẩu | |
Hội nghị trực tuyến các Quan chức cao cấp ASEAN+3: Nâng cao năng lực đối phó Covid-19 |
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) |
Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây nhiều khó khăn trong xúc tiến thương mại, giao thương hàng hóa. Chuyển đổi từ xúc tiến thương mại theo lối truyền thống, trực tiếp sang xúc tiến thương mại trực tuyến là giải pháp được cả cơ quan quản lý nhà nước cũng như không ít DN thúc đẩy. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của việc chuyển đổi này đối với các DN nhỏ và vừa Việt Nam?
- 8 tháng năm 2020, cả nước có khoảng 70.000 DN rút lui khỏi thị trường. Trong đó, hơn 34.000 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, hơn 24.000 DN chờ giải thể, hơn 10.000 DN hoàn tất thủ tục giải thể. Như vậy, trung bình mỗi tháng có hơn 9.000 DN rút lui khỏi thị trường, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Nhiều khả năng các con số này sẽ chưa dừng lại, bởi hầu hết các DN đang phải đối mặt với bài toán nan giải về nguyên liệu sản xuất, thị trường và đầu ra cho XK hàng hóa. Thực tế cho thấy, các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa đang rất “đuối sức”.
Trước bối cảnh đó, xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng và XK hàng hóa trực tuyến là hướng đi tất yếu, đặc biệt là marketing thông qua các trang thương mại điện tử nhằm kết nối, mở rộng thị trường của hầu hết DN.
Ưu điểm vượt trội của kênh xúc tiến thương mại này là rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, khách hàng và DN. DN có thể tiếp thị toàn cầu, truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7. Đặc biệt, xúc tiến thương mại trực tuyến chi phí chỉ bằng 1/10 so với xúc tiến trực tiếp nhưng đem lại hiệu quả gấp nhiều lần.
Tất nhiên, phương thức này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Trong đó, các ứng dụng về marketing hoặc quảng cáo và bán sản phẩm có thể bị lợi dụng để bán hàng kém chất lượng, hàng hóa và dịch vụ không tương xứng với giá bán.
Hiện VINASME cũng đang triển khai chương trình “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa XK qua kênh thương mại điện tử B2B (DN và DN-PV)”. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về nội dung chương trình?
- DN nhỏ và vừa trong nước thường có vốn mỏng, nên gặp nhiều khó khăn trong áp dụng số hóa vào xúc tiến thương mại, hoạt động kinh doanh, XK. Vì vậy, trước tác động của dịch Covid-19, VINASME đã đề nghị Bộ Công Thương xây dựng Đề án “Hỗ trợ DN nhỏ và vừa XK qua kênh thương mại điện tử B2B”, nhằm bổ sung vào Chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia năm 2020. Mục tiêu của chương trình nhằm hỗ trợ các DN sản xuất, XK hàng hóa Việt Nam quảng bá, giới thiệu thương hiệu, sản phẩm XK toàn cầu.
Theo đó, chúng tôi xây dựng một trang thương mại điện tử B2B dựa trên cơ sở hợp tác giữa VINASME và 1 tập đoàn thương mại điện tử toàn cầu uy tín của Mỹ, là Global Sources. VINASME và Global Sources sẽ lựa chọn 20 DN có sản phẩm đạt tiêu chí về mẫu mã, chất lượng, uy tín, sản phẩm thân thiện với môi trường để giới thiệu và trưng bày, bán sản phẩm của mình trong các kệ hàng ảo trên sàn thương mại điện tử từ tháng 9/2020 đến hết tháng 9/2021.
Đâu là các nhóm đối tượng DN cụ thể được hướng đến trong chương trình này, thưa ông?
- Chương trình hướng đến các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh, XK trong lĩnh vực có lợi thế, sử dụng nhiều lao động như: Dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, gỗ và đồ gỗ, nhựa. Tham gia chương trình, DN được hỗ trợ miễn phí rất nhiều. Tuy nhiên, DN được tuyển chọn phải cam kết có nhu cầu gia tăng doanh thu XK, có năng lực giao tiếp thương mại bằng tiếng Anh; chuẩn bị sẵn sàng nội dung, hình ảnh sản phẩm và nhà xưởng một cách chuyên nghiệp...
Nhìn lại về tổng thể, nếu như trước đây VINASME thường chủ trì các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia với việc tổ chức các đoàn DN Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế thì nay thích ứng với tình hình mới, chúng tôi đã nhanh chóng điều chỉnh hỗ trợ xúc tiến thương mại sang trực tuyến cho DN.
Thông qua các đề án đã triển khai như: "Đào tạo hỗ trợ DN nhỏ và vừa tăng cơ hội XK qua mạng internet”, “Đào tạo hỗ trợ DN nhỏ và vừa XK qua kênh thương mại điện tử B2B”..., VINASME mong muốn giúp DN đứng vững trước khó khăn, tận dụng được thời cơ kinh doanh, đẩy mạnh XK hàng hóa.
Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực tự thân của cộng đồng DN, thời gian tới vẫn cần sự đồng hành sát sao hơn nữa của cơ quan quản lý nhà nước, nhất là ở góc độ tài chính nhằm giúp DN thành công hơn trong xúc tiến thương mại trực tuyến, tận dụng cơ hội thúc đẩy XK hàng hóa khi hội nhập kinh tế sâu rộng. Quan điểm của ông như thế nào?
- Qua thực tế đồng hành cùng DN nhỏ và vừa, đặc biệt là DN XK, chúng tôi nhận thấy, dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng các DN vẫn có những lợi thế so với một số DN ở quốc gia khác khi nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện rất nhiều cam kết từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Bên cạnh đó, các DN XK của Việt Nam luôn sáng tạo kinh doanh với tinh thần tự chủ cao chứ không chỉ đơn thuần là trông đợi, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành. Thực tế là nhiều DN đã và đang tích cực áp dụng công nghệ số vào tiếp thị, kinh doanh, XK.
Để tiếp sức cho sự thay đổi này, thời gian tới các cơ quan hữu quan cần tăng cường tuyên truyền về tính ưu việt của xúc tiến thương mại trực tuyến, kinh doanh thương mại điện tử; tổ chức các khóa đào tạo, hỗ trợ DN về nhân sự điều hành kinh doanh thương mại điện tử, hỗ trợ tài chính để DN chuyển đổi số, nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh...
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/666e297011.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。