发布时间:2025-01-25 20:53:13 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh
Để xuất khẩu khỉ sang Trung Quốc,ĐểxuấtkhẩudừathànhcôngvàoTrungQuốheidenheim vs doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì? Sản phẩm từ dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang 90 quốc gia và vùng lãnh thổ Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc? |
Đóng gói dừa tươi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T. Ảnh: TL |
Cơ hội lớn
Đứng trước cơ hội rất lớn tại thị trường tỷ dân Trung Quốc, các DN xuất khẩu dừa tươi trong nước đã có sự chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để trái dừa Việt Nam chiếm lĩnh thị trường này.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group cho biết, với kinh nghiệm xuất khẩu dừa tươi khá tốt vào nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Canada…, công ty tự tin có thể cạnh tranh sòng phẳng với trái dừa của các nước khác như Thái Lan, Philippines, Malaysia tại thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, dừa Việt Nam có ưu điểm về độ ngọt thanh mát hơn so với dừa của các nước, nên sẽ được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ bảo quản, trái dừa Việt Nam có thể để được tới 80 ngày, giúp đảm bảo chất lượng trái dừa.
Việt Nam có khoảng 200.000 ha trồng dừa, đứng thứ 6 thế giới, mỗi năm cho sản lượng 2,1 triệu tấn trái. Cả nước hiện có hơn 800 DN sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa với nhiều loại hình, quy mô hoạt động, trong đó có khoảng 90 DN xuất khẩu với các sản phẩm như: dừa tươi và các sản phẩm từ dừa, liên quan đến dừa như bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 1,064 tỷ USD. |
“Hiện Vina T&T đang xây một nhà máy rất lớn ở Bến Tre chuyên về dừa tươi để đón cơ hội từ thị trường Trung Quốc và đã hoàn thiện được khoảng 70%. Từ nay đến khi phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng, mã số nhà máy đóng gói, chúng tôi sẽ là đơn vị tiên phong xuất khẩu vào thị trường này” – ông Tùng cho biết.
Tương tự, ông Bùi Dương Thuật, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Mekong cũng cho biết, công ty cũng đã xuất khẩu dừa tươi tới hơn 10 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Australia… Nên dù chưa áp dụng mã số vùng trồng và mã số nhà máy đóng gói, nhưng ông Thuật tự tin quy trình làm việc của Công ty Mekong hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí yêu cầu của phía Trung Quốc. Dự báo, trong năm tới, sản lượng xuất khẩu của Mekong sẽ tăng trưởng 30-40% so với con số 5 triệu trái hiện tại. Ông Thuật cũng có kế hoạch từng bước mở rộng công suất cùng với vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, một số DN bày tỏ lo ngại về những rủi ro trong việc đáp ứng nhu cầu quá lớn của thị trường này. Bởi lẽ thị trường thế giới chỉ định vị dừa là loại trái để uống nước. Trong khi thực tế tại vùng nguyên liệu dừa của Việt Nam có 2 loại: dừa cho trái uống nước và dừa công nghiệp để sản xuất các sản phẩm như sữa dừa, dầu dừa… Hai loại dừa này cũng có đặc điểm khác nhau. Dừa uống nước cứ sau 21-22 ngày phải thu hoạch 1 đợt, nếu để lâu hơn, cây dừa sẽ bị “treo đọt” (không ra trái). Trong khi dừa công nghiệp có thời gian thu hoạch lên tới vài tháng, nếu thu hoạch non, cây dừa công nghiệp cũng sẽ bị hiện tượng “treo đọt”.
Một DN lớn về xuất khẩu dừa tươi tại Bến Tre cho biết, nhu cầu dừa uống nước của thị trường Trung Quốc chỉ tập trung vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Thời điểm này, nhu cầu dừa tươi sẽ rất cao, trong khi các tháng còn lại hầu như không có nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với việc trong giai đoạn cao điểm, thị trường dừa tươi có thể “cháy hàng”, thậm chí có nguy cơ khai thác cả dừa công nghiệp để cung cấp cho các thương lái, dẫn tới rủi ro sụt giảm năng suất, thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dừa công nghiệp. Trong khi đó, các DN xuất khẩu dừa tươi cũng chịu rủi ro giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến việc cung ứng cho các thị trường hiện hữu đã xuất khẩu trong nhiều năm qua như Mỹ, châu Âu, Australia…
Thực tế này cho thấy, việc khai thác hiệu quả tiềm năng từ thị trường Trung Quốc là một bài toán không hề dễ đối với các DN ngành dừa, đòi hỏi các DN phải có sự tính toán kỹ càng và thận trọng.
Giải pháp cho sự bền vững
Trước những lo ngại như trên của DN, để có thể khai thác hiệu quả cơ hội từ thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường xuất khẩu khác nói chung, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dừa, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho rằng, công tác kiểm soát cần được thực hiện chặt chẽ ngay tại vùng nguyên liệu để tránh tình trạng thu hái không đúng quy chuẩn. Bên cạnh sự kiểm soát của các đơn vị chức năng, theo ông Khoa, các DN cũng cần tự kiểm soát lẫn nhau để đảm bảo hiệu quả.
Ông Khoa cũng nhấn mạnh yêu cầu về việc phải có quy hoạch vùng nguyên liệu bài bản. Hiện đã có một số DN đầu tư với quy mô từ 100 – 500 ha, nhưng đây mới chỉ là những làn sóng nhỏ, chưa đủ đảm bảo sự bền vững cho ngành. Cùng với đó là việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, minh bạch quy trình canh tác, sản xuất để chinh phục khách hàng tại các thị trường cao cấp.
Ông Khoa cho biết, Hiệp hội Dừa Việt Nam đang tích cực tiếp xúc với các đối tác tại Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ rất lớn. Trong tháng 9/2024, Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ dẫn đoàn hơn 10 DN, HTX tham dự nhiều hội chợ trái cây, hội chợ thực phẩm tại Trung Quốc. Dự kiến, ngày 27/9, Hiệp hội ký kết 2 thỏa thuận hợp tác (MOU) với chợ đầu mối Giang Nam và Hiệp hội Trái cây, rau quả Quảng Đông để tạo sự hợp tác bền vững, thêm động lực cho DN Việt Nam tiếp cận thị trường.
Theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, với việc ký kết Nghị định thư cho phép trái dừa xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay sẽ đạt khoảng 250 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
相关文章
随便看看