Tăng cường giám sát nội bộ lực lượng chống buôn lậu
Để công tác phòng,ôngchophépcóvùngcấmtrongphòngchốngbuônlậket qua bong da ac milan chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tạo được chuyển biến căn bản hơn, kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Xác định công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương; kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này.
Kết luận của Phó Thủ tướng chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII).
Theo đó phải bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng đơn vị, lực lượng, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; phải thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức công vụ, tác phong làm việc cho cán bộ, công chức để nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, khi cần thiết phải thành lập các tổ công tác để kiểm tra, kể cả giám sát bí mật việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức; phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ có “kỷ cương, liêm chính, công minh, tuân thủ pháp luật”.
Xử lý nghiêm với các hành vi phạm pháp
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tổ chức nắm, phân tích, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực và trong nước, không để xảy ra bị động; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, làm tốt công tác điều tra cơ bản, xác lập các chuyên án lớn đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát... Có biện pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ để ngăn chặn các đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài.
Tại kết luận này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan, cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh nhưng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, không để các đối tượng lợi dụng kẽ hở để buôn lậu, trốn thuế.
Xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, khai báo không trung thực về giá mua bán hàng hóa khi kê khai thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ ngân sách nhà nước; có biện pháp thu đủ, kịp thời về ngân sách số tiền bị thất thu, thất thoát.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng và địa bàn trọng điểm để phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không để xảy ra các vụ việc vi phạm kéo dài nhưng đến khi người dân phản ánh thì lực lượng chức năng mới vào cuộc.
Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát các tuyến biên giới đường bộ, đường biển để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, nhất là các mặt hàng trọng điểm, như: ma túy, xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, gỗ, hàng tiêu dùng.
Lực lượng Cảnh sát biển tăng cường công tác kiểm soát nắm tình hình, phối hợp tốt với các lực lượng liên quan, nhất là trong vấn đề chia sẻ, cung cấp thông tin, đảm bảo phát hiện, triệt phá kịp thời các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan báo chí, các hiệp hội, ngành nghề thành lập các tổ công tác để thu thập thông tin về các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo xử lý nghiêm minh.
Các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, đảm bảo phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Trong phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, giúp người dân ổn định cuộc sống, tích cực tham gia đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật./.
Ngọc Linh