当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【kết quả bóng đá 7m cn】Kéo dài kỳ hạn trái phiếu

Nỗ lực đưa thị trường trái phiếu doanh nghiệp vào “đường ray”
Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Đồng bộ giải pháp để lấy lại "bức tranh tươi sáng" cho thị trường trái phiếu
Nghị định sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP góp phần giải quyết ngay vấn đề khó khăn về thanh khoản của nền kinh tế và DN. 	Ảnh: ST
Nghị định sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP góp phần giải quyết ngay vấn đề khó khăn về thanh khoản của nền kinh tế và DN. Ảnh: ST

Theo Bộ Tài chính, Nghị định sửa đổi Nghị định số 153 và sửa đổi Nghị định số 65 được ban hành để góp phần giải quyết ngay vấn đề khó khăn về thanh khoản của nền kinh tế và DN mới phát sinh, để thị trường trái phiếu DN (TPDN) có thời gian điều chỉnh lại và DN có thể cân đối nguồn tiền phục vụ sản xuất kinh doanh. Về định hướng trung và dài hạn, để phát triển thị trường TPDN minh bạch, bền vững cần có lộ trình để tiếp tục triển khai quy định tại Nghị định số 65 và rà soát, sửa đổi tận gốc quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ tại Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán. Một số nội dung sửa đổi đáng chú ý của dự thảo Nghị định là việc ngưng hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023 đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65 (hoãn thực hiện); ngưng hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023 đối với quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và quy định giảm thời gian phân phối trái phiếu tại Nghị định số 65; cho phép các trái phiếu đã phát hành trước đây được đàm phán để thay đổi điều kiện, điều khoản, kéo dài kỳ hạn của trái phiếu và chuyển khoản thanh toán gốc, lãi trái phiếu thành khoản vay và các tài sản khác...

Về đề xuất ngưng thực hiện 1 năm đối với quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại dự thảo, theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định này là cần thiết, tuy nhiên đề nghị bổ sung thêm thông tin số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả các điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả các điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhưng chưa đáp ứng được quy định về thời gian danh mục nắm giữ 180 ngày. Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định về nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Luật Chứng khoán năm 2019, có nhiều cách để xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và mỗi loại hình nhà đầu tư phải đáp ứng 1 điều kiện để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đối với nhà đầu tư cá nhân, ngoài xác định tư cách bằng danh mục chứng khoán, nhà đầu tư còn có thể chứng minh bằng thu nhập chịu thuế và chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Hiện nay, chưa có quy định tập trung thông tin về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp mà chỉ có cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân do Bộ Công an quản lý. Do đó, không có cơ sở để tổng hợp số liệu về nhà đầu tư đủ và không đủ điều kiện như ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bên cạnh đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cũng nhất trí việc ngưng hiệu lực thi hành trong vòng 1 năm đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư; xếp hạng tín nhiệm bắt buộc; giảm thời gian phân phối trái phiếu.

Về việc thay đổi kỳ hạn của trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến đề nghị làm rõ quy định gia hạn trái phiếu là định hướng dài hạn hay là giải pháp mang tính tình thế; doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư có được thỏa thuận kéo dài kỳ hạn trả lãi không. Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị có đánh giá tác động đối với nhà đầu tư vì có thể tác động xấu đến tâm lý của các nhà đầu tư không đồng ý thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu, đồng thời đề nghị bổ sung quy định do việc gia hạn trái phiếu sẽ làm thay đổi về trích lập dự phòng và phân loại nợ đối với số tiền đầu tư trái phiếu của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán.

Theo Bộ Tài chính, quy định kéo dài kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành trước đây là giải pháp ngắn hạn trong bối cảnh DN gặp khó khăn trong cân đối nguồn lực để trả nợ trong khi khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh giai đoạn 2023-2024. Do đó, tại dự thảo Nghị định đã quy định việc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành trước đây đối đa không quá 2 năm. Tiếp thu ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh việc kéo dài kỳ hạn trả nợ gốc, DN phát hành có thể cần đàm phán với nhà đầu tư về phương thức, kỳ hạn trả lãi, thay đổi tài sản đảm bảo hoặc thay đổi các điều kiện, điều khoản khác của trái phiếu. Theo đó, tại dự thảo Nghị định, ngoài quy định cho phép kéo dài kỳ hạn, đã bổ sung quy định cho phép thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, những quy định tại Nghị định 65 là đúng đắn, nhưng trong bối cảnh thị trường đang khó khăn, tinh thần sửa đổi của Nghị định mới là giãn thời gian áp dụng một số quy định để hỗ trợ cho cả bên cung và bên cầu trên thị trường TPDN riêng lẻ. Về giải pháp lâu dài, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổng rà soát các quy định liên quan và trao đổi với các bộ, ngành chức năng khác để sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về doanh nghiệp và tiền tệ ngân hàng… Đồng thời, tham mưu giải pháp trình các cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn với thực tại thị trường. Bộ trưởng cũng cho biết Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra các tổ chức phát hành, các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán, công ty kiểm toán… liên quan tới thị trường này cũng như tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan để thống nhất về giải pháp hỗ trợ thị trường TPDN riêng lẻ phát triển đồng bộ, lành mạnh, đúng định hướng.

Việc cho phép gia hạn kỳ hạn trái phiếu, về mặt tổng thể thị trường sẽ giúp phân tán khối lượng trái phiếu đáo hạn đạt đỉnh vào năm 2023-2024 (đối với trái phiếu đáo hạn vào 2023-2024, trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn thanh toán thì có thể thỏa thuận với nhà đầu tư để gia hạn sang 2025-2026 để qua giai đoạn đỉnh nợ hoặc đàm phán để giãn, hoãn hoặc thay đổi một số điều kiện, điều khoản của trái phiếu). Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giai đoạn tới, kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, theo đó đến giai đoạn năm 2025-2026, doanh nghiệp sẽ cơ bản giải quyết được các khó khăn về thanh khoản và cơ cấu nợ.

分享到: