Đây là ý kiến của ông Hồ Nghĩa Dũng (ảnh),ộinhậpđặtngànhthéptrướcnhữngthuậnlợivàtháchthứlich bong da dem nay Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam trong cuộc trao đổi với Báo Hải quan về vấn đề năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của ngành thép. Xin ông cho biết năng lực sản xuất, quy mô, công nghệ của ngành thép Việt Nam hiện nay như thế nào? Về sự phát triển của ngành thép Việt Nam, trong 15 năm qua, nhất là trong 5 năm gần đây có thể nói ngành thép Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh so với thế giới và khu vực. Nếu so với ASEAN thì tốc độ tăng trưởng là rất nhanh. Cứ 1 năm, nhu cầu và năng lực trung bình của ngành thép tăng 15%, trong khi đó các nước Đông Nam Á tăng chỉ 3-4%. Về năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ thì Việt Nam đang là một trong 3 nước đứng đầu trong Đông Nam Á, nếu nhà máy Formosa đi vào hoạt động thì Việt Nam sẽ vượt lên đứng đầu, trong đó có những mặt hàng vượt hẳn như phôi thép, thép cán nguội, tôn mạ màu, mạ kẽm… Ngoài mức tiêu thụ trong nước mỗi năm tăng lên 15-20%, lượng xuất khẩu tôn mạ cũng tăng 40% với các thị trường chủ yếu như sang Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Úc, Mỹ… Nhiều DN thép có công nghệ hiện đại với lò điện có quy mô tầm cỡ thế giới như lò điện 70 tấn/mẻ của Tổng công ty Thép, 120 tấn/mẻ của Công ty thép Việt.... Tôn mạ màu, mạ kẽm của Tập đoàn Hoa Sen đang đứng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, công nghệ của ngành thép Việt Nam đang đan xen giữa công nghệ hiện đại so với khu vực thế giới, nhưng vẫn còn những dây chuyền công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng nhiều, ảnh hưởng môi trương lớn. Khoảng 40% dây chuyền công nghệ của ngành thép thuộc diện lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy 10-20 năm nay không đổi mới, không đầu tư lại cho đồng bộ, dựa vào nguyên liệu NK, chủ yếu làm gia công với hàm lượng giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc vào nước ngoài. Hiện nay ngành thép đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là đối phó với thép NK giá rẻ từ Trung Quốc. Ông đánh giá như thế nào về những biện pháp mà Chính phủ cũng như DN thép đang làm để bảo vệ sản xuất trong nước? Hội nhập đặt ngành thép trước những thuận lợi và thách thức, mà thách thức lớn chính là sự mất cân đối cung cầu của thị trường thép Trung Quốc ảnh hưởng đến thép Việt Nam. TQ là nước có sản lượng thép chiếm tới ½ của thế giới với sản lượng 1 tỷ tấn/năm, trong khi đó chỉ tiêu thụ khoảng 600 triệu tấn. 400 triệu tấn còn lại Trung Quốc tìm cách XK ra nước ngoài với giá rẻ. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam Á với 6 triệu tấn thép Trung Quốc NK trong năm 2014, năm 2015 là 10 triệu tấn. Trong đó còn phải kể đến hình thức gian lận thương mại để được hưởng các chính sách về thuế. Thời gian qua, Hiệp hội Thép cũng ủng hộ DN thép bằng cách đề xuất Nhà nước dùng nhiều biện pháp để bảo vệ ngành thép, như trong tham vấn hiệp định thương mại tự do với các nước, Hiệp hội bao giờ cũng đề xuất có lộ trình hợp với WTO để bảo hộ thép sản xuất trong nước với các lĩnh vực như phôi thép, thép xây dựng, tôn mạ màu… Bên cạnh đó, phải có những hàng rào thương mại, hàng rào kỹ thuật để kiểm soát mặt hàng thép NK. Ngoài ra, chúng ta còn áp dụng công cụ phòng vệ thương mại, bởi lâu nay chúng ta NK dễ giãi, nhưng xuất đi mặt hàng nào là bị kiện mặt hàng đó. Ví dụ như ống thép XK sang Mỹ, Úc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,… đều bị các nước thực hiện phòng vệ thương mại. Trước điều kiện bức bách như vậy, Hiệp hội đã chủ trì, trợ giúp pháp lý, trợ giúp kỹ thuật để các DN nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thương mại. Quan điểm của Hiệp hội là ủng hộ bảo vệ các mặt hàng thép sản xuất trong nước theo đúng quy định của pháp luật. Đơn cử việc áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài, thuế chống bán phá giá thép không gỉ... Vụ kiện liên quan đến sản phẩm tôn mạ màu, tôn mạ kẽm đang chờ kết luận khởi xướng điều tra. Đây là biện pháp mà DN nên mạnh dạn sử dụng. Tuy nhiên, sau khi áp thuế tự vệ, giá thép tăng cao một phần do tâm lý lo ngại thiếu hụt nguồn cung khi năng lực sản xuất của các DN không đủ đáp ứng. Ông có thể cho biết thêm về điều này? Việc tăng giá vừa qua một phần có tác động tâm lý. Tâm lý của nhà sản xuất, của nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Khi thấy giá nguyên liệu thế giới tăng và lường trước việc áp thuế sẽ khiến nguồn NK sẽ ít đi nên giá sẽ tăng, một số nhà sản xuất cũng muốn tăng giá lên một tý, các đại lý muốn gom hàng còn người tiêu dùng sợ tăng giá nên cũng muốn mua sẵn. Về năng lực sản xuất, chúng ta đủ đáp ứng được nhu cầu, bởi hiện nay ngành thép mới hoạt động 60% công suất. Nhưng một khi đã có sự đầu cơ thì không có năng lực nào đáp ứng được bởi nhu cầu tăng đột biến. Thời điểm đó Hiệp hội đã liên tục có văn bản yêu cầu các DN thuộc Hiệp hội không được tăng giá, sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng vấn đề là các DN không kiểm soát được đại lý. Ông đánh giá như thế nào về năng lực cạnh tranh của ngành thép trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới như hiện nay? Về quản trị kinh doanh, khả năng hội nhập, tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới là điểm yếu của các DN ngành thép trong nước. Khi tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, năng lực hội nhập theo các thông lệ quốc tế đang là hạn chế của DN Việt Nam. Chính vì thế, DN Việt đang phải vừa làm vừa học, nâng cao trình độ am hiểu luật pháp quốc tế, công nghệ, ngoại ngữ... Hiệp hội đang cố gắng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, kéo các DN vào cuộc để DN tự tin hơn. Về phía các DN cũng cần chủ động nâng cao năng lực quản trị kinh doanh trong hội nhập quốc tế, Nhà nước không thể dắt tay DN được mà các DN cần tự trang bị cho mình. Thưa ông, việc bảo vệ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phòng vệ thương mại được xem là biện pháp tạm thời, về lâu dài, các DN cần nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh để tự mình đứng vững. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này? Đúng là các biện pháp bảo hộ và phòng vệ thương mại này chỉ mang tính ngắn hạn, về dài hạn phải tự nâng cao tính cạnh tranh của từng DN. Đây là vấn đề rất lớn, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến chính sách, khoa học công nghệ của ngành. Theo Hiệp hội, trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo tính cạnh tranh, DN nào đầu tư không đồng bộ, quy mô quá nhỏ, xử lý môi trường kém, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu cao... thì phải tự đào thải, nhường chỗ cho DN đầu tư quy mô tập trung, đồng bộ, công nghệ hiện đại, xử lý môi trường tốt. Thực tế có khá nhiều DN tự đào thải và ngừng hoạt động như nhà máy thép Đình Vũ, Thép Vạn Lợi, một số nhà máy thép ở Cao Bằng... tuy nhiên chưa thấy có DN thép nào phá sản. Tôi cho rằng, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải có quy mô và trình độ công nghệ. Về lâu dài phải có quy mô sản xuất tương đối tập trung, khi đạt đến quy mô nhất định thì đầu tư công nghệ, đầu tư môi trường mới hiệu quả, vì quy mô quá nhỏ thì suất đầu tư lớn. Từ quy mô đó, DN phải nâng cao hiện đại hóa thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có quy hoạch, có cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện DN trong nước đầu tư xây dựng một vài trung tâm sản xuất thép quy mô lớn, tập trung, cỡ khoảng 5-10 triệu tấn/năm, giảm sự phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay thì mới cạnh tranh được. Tôi rất trăn trở về vấn đề này. Nhiều DN cho chúng tôi biết, họ sẵn sàng làm được, bởi năng lực tài chính của nhiều DN trong nước không thua kém DN FDI và họ lại có lợi thế am hiểu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng, tới đây không nên khuyến khích DN FDI đầu tư sản xuất thép, trừ những DN sản xuất những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được. Xin cảm ơn ông! |