【bdtt hôm nay】Doanh nghiệp logistics trước sức ép FTA
Khẩn thiết
Ngành logistics Việt Nam luôn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường. Tuy nhiên,ệplogisticstrướcsứcébdtt hôm nay các DN Việt Nam đang vấp phải nhiều vấn đề không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Theo bà Lê Hoàng Oanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tiếp vận Avina, khi nhiều FTA được ký kết, đặc biệt là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, không những luồng hàng XNK của các DN tăng lên mà đầu tư nước ngoài cũng đã, đang và sẽ có những tăng trưởng mạnh mẽ. Trong số đó, khá nhiều DN logistics các nước thuộc khối ASEAN đã sang Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường. Điều đáng nói, DN các nước này có một sự am hiểu về luật lệ cũng như phong tục, văn hóa làm việc của Việt Nam tốt hơn các DN đến từ quốc gia khác, do đó khả năng phát triển và hòa nhập của họ sẽ dễ dàng hơn.
Cũng nói về vấn đề này, ông Ngô Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Thắng Lợi cho biết thêm, các DN logistics nước ngoài khi sang Việt Nam có lợi thế lớn về vốn và “tính dân tộc”, nhiều DN FDI có lượng hàng giao dịch, XNK lớn thường lựa chọn những DN logistics có nguồn đầu tư từ đất nước họ. Vì thế, DN Việt Nam khó có thể chen chân làm việc cùng những “ông lớn” này.
Chính từ những áp lực kể trên, nhiều DN logistics trong nước đã có những bước đi chiến lược, tìm cách tăng vốn để đầu tư thêm cơ sở vật chất, phát triển và củng cố dịch vụ. Ông Trần Huy Hiền, Tổng thư ký Hiệp hội DN logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, đây là hướng đi tất yếu để các DN Việt Nam tạo lập sự vững chắc, nâng cao sức cạnh tranh.
Mới đây nhất, Công ty Cổ phần Gemadept đã rót hơn 340 tỷ đồng để đầu tư vào Dự án xây dựng Trung tâm logistics tại Khu Công nghiệp Sông Hậu (Hậu Giang). Đây là một con số “khủng” đối với đa số các DN logistics Việt Nam. Tuy vậy, bằng nỗ lực của mình, nhiều DN vừa và nhỏ cũng đang dốc vốn để mở rộng sản xuất.
Theo ông Ngô Thế Hùng, Công ty đang đầu tư thêm 3-4 tỷ để nâng cấp, tìm thêm kho bãi giúp mở rộng khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty đang đầu tư về phương tiện vận tải nhằm nâng cao năng lực vận tải đường bộ từ Thái Lan, Lào, Campuchia về Việt Nam hoặc sang Trung Quốc. Hướng đi này trong thời gian tới sẽ rất có lợi trong AEC vì giúp hàng hóa giao thương nhanh chóng hơn đường biển mà rẻ hơn đường hàng không rất nhiều.
Đây cũng là một trong những hướng đi tương tự với Avina logistics, bà Lê Hoàng Oanh cho hay, với kế hoạch tăng 20% doanh thu trong thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, phát triển công nghệ quản lý qua các giải pháp và thiết bị thông minh, tiện ích để quản lý lộ trình lưu chuyển của hàng hóa nhanh chóng, chính xác, hiệu quả… Bên cạnh đó, Avina còn xúc tiến việc liên kết hợp tác, thậm chí mua bán và sáp nhập (M&A) với các DN logistics khác, trong đó chú trọng đến DN vận tải đường bộ.
Phải vượt khó
Đối với những hướng phát triển của DN, bà Lê Hoàng Oanh đánh giá, xu thế mở rộng của các DN tuy rằng đã bắt kịp với nhịp độ phát triển của thị trường nhưng vẫn đi chậm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nhiều DN đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… đã quan tâm trước, kịp thời đến mở văn phòng tại Việt Nam để đón đầu làn sóng đầu tư từ các DN của quốc gia của họ.
Nói về khó khăn của các DN logistics khi mở rộng, theo ông Trần Huy Hiền, khó khăn nhất là vốn bởi các DN logistics Việt Nam đa phần là DN vừa và nhỏ, việc kinh doanh vẫn là “gia công” cho các DN lớn nên tính chủ động bị hạn chế. Bên cạnh đó, các DN nước ta còn yếu về công nghệ, nhân lực cũng như kinh nghiệm. Với những khó khăn như thế, nhiều DN vẫn phải đứng ngoài cuộc đua phát triển hoặc chấp nhận M&A với các DN lớn.
Để giải quyết bài toán khó khăn trên, nhiều DN logistics cho rằng, các DN cần có sự liên kết với nhau, tạo thành chuỗi mắt xích để hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nhưng việc liên doanh, liên kết giữa các DN nội vẫn rất “lỏng lẻo” và vẫn còn tâm lý dè chừng lẫn nhau khiến các DN nước ngoài có cơ hội nhảy vào chiếm lĩnh.
Tuy nhiên, bên cạnh tự thân DN phải vận động, phát triển, DN rất cần đến sự trợ giúp từ các tổ chức, Hiệp hội và cơ quan Nhà nước. Đại diện Công ty Avina logistics cho hay, logistics là ngành “thu tiền lẻ”, việc lên kế hoạch kinh doanh hay đầu tư đều cần thời gian vận hành lâu dài mới thu được vốn. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách vay vốn dành riêng cho các DN logistics. Hơn nữa, để giúp giảm chi phí cho các DN trong giao thông vận tải thì hạ tầng giao thông, bến bãi, thủ tục… cần có chiến lược cải thiện đồng bộ, rút ngắn thời gian và chi phí cho các thủ tục thông quan hàng hóa, giao thông vận tải…
Có thể thấy, với đặc thù của ngành nghề, các DN logistics trong nước cần phải có năng lực nhìn nhận, đánh giá đúng cái thị trường cần để vượt qua những khó khăn kể trên, tìm ra hướng đi chiến lược, phù hợp với năng lực và khả năng của mình.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Soi kèo góc Slavia Praha vs Lille, 2h00 ngày 29/8
- ·Soi kèo góc Slavia Praha vs Lille, 2h00 ngày 29/8
- ·Soi kèo phạt góc Bilbao vs Valencia, 0h00 ngày 29/8
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Soi kèo góc Brentford vs Southampton, 21h00 ngày 31/8
- ·Soi kèo góc Bỉ vs Israel, 1h45 ngày 7/9
- ·Soi kèo góc RB Salzburg vs Dynamo Kyiv, 2h00 ngày 28/8
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Soi kèo góc Crvena Zvezda vs Bodo Glimt, 2h00 ngày 29/8
- ·Chi trả gộp 2 tháng lương hưu trước tết
- ·Soi kèo phạt góc Brazil vs Ecuador, 8h00 ngày 7/9
- ·Soi kèo góc Petrocub vs Ludogorets Razgrad, 00h00 ngày 30/8
- ·Soi kèo phạt góc Las Palmas vs Real Madrid, 2h30 ngày 30/8
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Soi kèo góc Bayern Munich vs Freiburg, 22h30 ngày 1/9
- ·Soi kèo góc Valladolid vs Leganes, 0h00 ngày 29/8
- ·Soi kèo góc Brentford vs Southampton, 21h00 ngày 31/8
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Soi kèo góc Ipswich Town vs Fulham, 21h00 ngày 31/8