您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【lịch thi đấu hạng nhất】Tháng cô hồn: Nguồn gốc, ý nghĩa tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Cúp C24人已围观

简介Trao đổi với báo VnExpress, Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa G ...

Trao đổi với báo VnExpress,ángcôhồnNguồngốcýnghĩatụccúngcôhồnthángâmlịlịch thi đấu hạng nhất Đại đức Thích Nhật Thiện, ban trụ trì chùa Giác Ngộ (quận 10, TPHCM) cho biết, tục cúng cô hồn trong tháng 7 âm lịch (hay còn được gọi là tháng cô hồn) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phật tử Trung Quốc gọi lễ cúng này là "Phóng diệm khẩu", tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa.

Tục cúng cô hồn trong tháng cô hồn bắt nguồn từ chuyện giữa ông A Nan Đà và quỷ miệng lửa

Tục cúng cô hồn trong tháng cô hồn bắt nguồn từ chuyện giữa ông A Nan Đà và quỷ miệng lửa

Tuy nhiên, dân gian thì hiểu rộng ra và nói thành "cúng cô hồn", tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ, không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Tục cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Ðà (thường gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó.

A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên”.

A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Ðà La Ni”. A Nan đem tụng trong lễ cúng và được thêm phúc thọ…

Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này nên ngày nay người ta vẫn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu, với nghĩa gốc là “thả quỷ miệng lửa”. Về sau, lại được hiểu rộng thành các nghĩa khác như tha tội cho tất cả những người chết (xá tội vong nhân) hoặc cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn).

Khác với Trung Quốc, việc cúng cô hồn ở Việt Nam kéo dài trong suốt tháng 7 âm lịch

Khác với Trung Quốc, việc cúng cô hồn ở Việt Nam kéo dài trong suốt tháng 7 âm lịch

Tháng 7 âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là thời gian các vong hồn được thả tự do. Trong những ngày này, người dân thường lập đàn cầu siêu hoặc cúng thí (bố thí) thức ăn cho các cô hồn để mong họ phù hộ cho mình.

Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không ấn định riêng ngày nào. Mặt khác dân gian còn gọi tháng bảy là "tháng cô hồn" không đem lại may mắn nên người ta thường tránh khởi sự làm ăn mua bán xây nhà trong thời gian này.

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được lưu truyền từ nhiều đời nay. Người Việt cho rằng, con người gồm phần hồn và phần xác. Khi con người mất đi, phần hồn vẫn tồn tại. Có người được đầu thai sang kiếp khác. Còn có người bị đẩy xuống địa ngục làm quỷ đói, quẫy nhiễu nhân gian.

Bởi vậy, người dân quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không mang lại điều may mắn. Chính vì thế, những việc trọng đại như cưới hỏi, mua sắm, xây dựng, đi xa đều tránh tháng cô hồn, báo Dân Trí cho hay.

Người Việt Nam thường kiêng làm những việc trọng đại trong tháng cô hồn

Người Việt Nam thường kiêng làm những việc trọng đại trong tháng cô hồn

Hàng năm, tùy theo từng vùng miền, người Việt sẽ làm lễ cúng cô hồn. Tục cúng cô hồn ở Việt Nam không ấn định ngày cụ thể mà tùy thuộc vào từng gia đình. Theo quan niệm xưa, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quậy phá, còn vì muốn làm phúc, giúp đỡ cô hồn đỡ tủi phận. Điều này mang ý nghĩa nhân văn cao trong văn hóa người Việt.

Có thể làm mâm cúng vào bất cứ ngày nào trong tháng 7 âm lịch. Đồ cúng trong tháng cô hồn thường có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước lã, cháo loãng và các món ăn. Khi lễ cúng kết thúc, người Việt sẽ rải gạo và muối ra sân, đốt vàng mã cho người đã khuất. Ở nhiều địa phương, sau khi cúng xong, người dân còn cho trẻ con cướp cỗ cúng cô hồn.

Uy lực ‘ngựa thồ’ BTR-80 Nga cấp cho lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ(VietQ.vn) - Xe bọc thép BTR-80 hoạt động hiệu quả trong vùng địa hình đồi núi, hỗ trợ hoả lực đáng kể cho phân đội bộ binh mang vũ khí nhẹ chuyên chở trong xe.

Tags:

相关文章