【giải primavera 1 u19 ý】Thành phố Vị Thanh: Đào tạo nghề theo địa chỉ

Thể thao 2025-01-10 14:07:32 7899

Trong năm 2015 vừa qua,ốVịThanhĐotạonghềtheođịachỉgiải primavera 1 u19 ý thành phố Vị Thanh đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm. Từ đó, giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đào tạo nghề theo địa chỉ giúp lao động có được việc làm ổn định sau học nghề. Ảnh: KIM ĐIỀU

Theo đó, năm qua, thành phố Vị Thanh đã tạo việc làm mới cho hơn 2.300 lao động, đạt trên 124% kế hoạch. Để đạt được kết quả đáng phấn khởi đó, các ngành, các cấp địa phương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, đáng chú ý nhất là đào tạo nghề theo địa chỉ. Bà Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, cho biết: “Để triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố đã phối hợp với UBND các xã, phường khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động. Đồng thời, tìm hiểu thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của công ty, doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng kế hoạch, cũng như phối hợp với công ty, doanh nghiệp đưa ra chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp nhằm giúp người lao động nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc”.

Trong năm 2015, thành phố Vị Thanh đã liên kết với Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang đào tạo công nhân ngành may công nghiệp, với số lượng lao động cung ứng gần 1.300 lao động. Vui mừng vì được học nghề cũng như có việc làm ổn định sau thời gian tham gia đào tạo, chị Trần Thị Khánh Phương, ở khu vực 7, phường IV, chia sẻ: “Vừa rồi địa phương có thông báo Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang tuyển dụng nhân sự nên tôi đăng ký đi học nghề. Hiện nay, tôi đã chính thức vào làm ở công ty, với mức lương khởi điểm 2,3 triệu đồng/tháng. Trước đây, tôi thấy cũng có trường hợp chị em đi học mà không tìm được việc làm nên cũng còn hơi ngần ngại. Tuy nhiên, khi được đào tạo theo nhu cầu của công ty và có công việc ổn định nên tôi mừng lắm”. 

Còn chị Nguyễn Thị Thanh Vân, ở khu vực 5, phường IV, cũng hết sức phấn khởi vì tự mình có thể kiếm ra tiền để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Theo chị Vân, lúc trước mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình chỉ phụ thuộc vào thu nhập của chồng chị, do đó đời sống kinh tế luôn trong tình cảnh túng thiếu. Nay được vào làm ở Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang, tuy thu nhập lúc đầu chỉ 2,3 triệu đồng/tháng, nhưng cũng san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế với chồng. Chị Vân bộc bạch: “Việc địa phương mở lớp dạy nghề theo nhu cầu tuyển dụng của Công ty May Nhà Bè - Hậu Giang khiến người lao động chúng tôi vui mừng lắm. Vui vì sau khi học nghề xong sẽ được công ty nhận vào làm, đồng thời, được làm việc gần nhà, chúng tôi sẽ có thời gian để chăm sóc gia đình, cũng như tiết giảm được chi phí ăn, ở nếu như đi làm ở xa như Thành phố Hồ Chí Minh hay tỉnh Bình Dương...”.

Việc liên kết với các công ty, doanh nghiệp sẽ giúp người lao động an tâm học nghề. Đặc biệt, lao động sau khi đào tạo sẽ có trình độ, tay nghề vững vàng, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, không những giúp người lao động có được việc làm ổn định, từng bước gia tăng thu nhập gia đình, mà còn góp phần không nhỏ vào thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở các xã, phường trên địa bàn thành phố. Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, năm nay thành phố liên kết với Công ty Cổ phần May Nhà Bè - Hậu Giang để đào tạo nghề may công nghiệp, do đó, khoảng 100 lao động trên địa bàn xã có được việc làm ổn định, phù hợp với khả năng của mình. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để địa phương thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó, góp phần quan trọng để địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

Nhìn chung, đào tạo nghề theo địa chỉ là hướng đi đúng đắn trong công tác dạy nghề cho lao động hiện nay. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho rằng: “Việc liên kết với các công ty, doanh nghiệp để đào tạo nghề cho lao động nhằm mục đích chuyển giao kỹ thuật vững vàng cho người lao động, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người lao động sau khi hoàn thành học nghề. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát nhu cầu thị trường trước khi mở lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Bên cạnh đó, tiếp tục liên kết với các công ty, doanh nghiệp để dạy nghề theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng, hướng đến đào tạo nghề chất lượng cao. Tập trung tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được rõ nơi làm việc và mức thu nhập có được sau khi học nghề...”.

BÍCH CHÂU

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/664c298530.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9

Chất lượng hàng hóa phải được đặt lên hàng đầu nếu muốn 'cánh cửa' CPTPP rộng mở

Lấp lỗ hổng pháp lý ngăn chặn gian lận xuất xứ thương mại

Nhiều phương thức, thủ đoạn gian lận liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ

Bản tin Chất lượng hội nhập: Tác hại khôn lường từ gian lận xuất xứ hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc trong xuất khẩu nông sản: Doanh nghiệp cần làm gì?

Ứng dụng sản xuất thông minh: ‘Chìa khóa’ giúp ngành dệt may nâng cao năng lực cạnh tranh

友情链接