【kq eibar】Tăng giá trị cho nông sản Việt

作者:La liga 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 01:48:00 评论数:

Số lượng nông sản Việt thâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới như EU,ănggitrịchonngsảnViệkq eibar Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia... ngày càng nhiều đã không còn là chuyện lạ. Nâng chất lượng, sản xuất thích ứng theo nhu cầu thị trường là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đang hướng đến nhằm tăng giá trị, thu về lợi nhuận cao hơn...

Lãnh đạo thành phố Cần Thơ thăm vùng trồng nhãn an toàn của HTX nhãn thanh Hữu Tâm (huyện Cờ Đỏ). Ảnh: H.TÂN

Lan tỏa tư duy kinh tế nông nghiệp

Ông Lê Hoàng Duyên, ở xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, là nông dân có tư duy sản xuất nông nghiệp thích ứng theo nhu cầu thị trường tốt nhất ở địa phương. Đưa chúng tôi thăm trang trại nuôi cá đặc sản rộng hơn 7ha và vùng lúa xuất khẩu gần 6ha, được đầu tư theo hướng an toàn, bền vững đã giúp vợ chồng ông thu lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm.

Ông Duyên kể, ngày trước vợ chồng cũng như nhiều bà con xung quanh chỉ chăm bẵm vào sản xuất lúa thường để bán cho thương lái nên lợi nhuận không cao. Sau khi đi tập huấn nhiều lớp khuyến nông, được địa phương định hướng về chuyển đổi sản xuất nông nghiệp bền vững, gia tăng giá trị… ông mạnh dạn thay đổi, từ bỏ cách làm cũ manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Theo đó, bên cạnh việc trồng lúa với cơ cấu giống tốt, đảm bảo xuất khẩu thì ông chuyển một số diện tích sang trồng cây ăn trái. Mấy năm gần đây, thấy thị trường chuộng các loại cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc rằn và nhất là cá thát lát - một đặc sản của Hậu Giang vừa tiêu thụ mạnh trong nước, mà xuất khẩu cũng rất triển vọng; thế là ông Duyên đầu tư nuôi cá. Với quy mô hơn 7ha đất, ông chia làm 17 ao nuôi; trong đó dành 10 ao nuôi cá thát lát kết hợp với cá sặc rằn; 7 ao còn lại nuôi cá lóc, cá rô, cá trê vàng…

Sau những lần thất bại khi nuôi theo phương pháp truyền thống, ông dần tích lũy kinh nghiệm, đi học hỏi nhiều nơi và đưa ra phương pháp nuôi mới là lót bạt các ao nuôi, vừa để giảm chi phí vệ sinh ao nuôi, giảm hao hụt, giảm nhân công lao động, khi tới kỳ thu hoạch sẽ nhanh và dễ dàng; đồng thời đảm bảo môi trường nuôi được tốt. Song song đó, ông còn đầu tư hệ thống thay nước bán tự động nhằm giảm thời gian và nhẹ công mỗi khi thay nước ao; nhờ đó năng suất và chất lượng cá đảm bảo.

“Ngoài kỹ thuật nuôi phải học hỏi thường xuyên nhằm tiếp tục giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh thì trong từng vụ nuôi cần nắm được nhu cầu thị trường để tới kỳ thu hoạch bán được giá cao. Mặt khác, trong quá trình nuôi nên liên kết với các công ty sản xuất thức ăn để họ đưa kỹ sư thủy sản xuống theo dõi nhằm đề phòng dịch bệnh. Tới đây, tôi sẽ mở rộng sản xuất và xây dựng sản phẩm OCOP để làm thương hiệu”, ông Duyên bộc bạch.

Ở tỉnh Bến Tre, ông Lê Văn Sấm, ngụ xã Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) là nông dân nuôi tôm công nghệ cao thành công nhất. Ông Sấm cho biết, tỉnh Bến Tre cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển nghề nuôi tôm rất lâu, song tình trạng dịch bệnh hay tới mùa mất giá… luôn ám ảnh bà con. Để phát triển con tôm bền vững, tăng giá trị, tăng lợi nhuận, ông Sấm tìm hướng đi mới bằng mô hình “tôm công nghệ cao”. Theo đó, ông tích lũy dần đồng vốn để đầu tư từng bước từ đất đai, đến máy móc, trang thiết bị… Ông còn hợp tác với doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu để xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn ASC (tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất áp dụng cho nuôi trồng thủy sản, là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính gồm môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm); nhờ đó tôm luôn bán được giá cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg trở lên. Hiện gia đình ông Sấm nuôi hơn 40ha, với 7 khu ứng dụng công nghệ cao gồm nhà lưới, máy tạo oxy, phủ bạt đáy ao, cho ăn tự động... Ông cùng với hàng chục lao động theo dõi xuyên suốt quá trình nuôi nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng. Từ đầu năm 2023 đến nay, ông thu hoạch hơn 600 tấn tôm, mang lại lợi nhuận khoảng 30 tỉ đồng.

Ông Trần Văn Chiến, Giám đốc HTX vườn cây ăn trái Trường Khương A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, cho hay: Những năm qua, chúng tôi vận động nông dân vào HTX để canh tác quy mô lớn, có đầu tư bài bản về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng; nhất là liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đảm bảo đầu ra. Với việc chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp nên 45ha vú sữa của HTX canh tác theo hướng an toàn, tiêu chuẩn GAP; doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn bên ngoài từ 5.000-10.000 đồng/kg để xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác, giúp nông dân thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha.

Lãnh đạo HTX nhãn thanh Hữu Tâm, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ, cho biết mấy năm qua HTX không chạy theo số lượng, mà tập trung vào chất lượng và tăng giá trị. Theo đó, 12 thành viên của HTX, canh tác 60ha nhãn theo hướng an toàn, có mã số vùng trồng và liên kết với các doanh nghiệp nhằm đưa thanh nhãn xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, Australia... Với chuỗi giá trị này, năm 2023 bà con  bán nhãn từ 50.000-70.000 đồng/kg, thu lời 250-300 triệu đồng/ha trở lên.

Ông Lê Hoàng Duyên bên trang trại nuôi cá thát lát rất thành công, thu tiền tỉ mỗi năm. Ảnh: H.TÂN 

Khẳng định vai trò trụ đỡ…

Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Cần Thơ cho biết, việc phát triển mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân đang được thành phố khuyến khích. Lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, các cấp chính quyền tiếp tục hỗ trợ nông dân và các HTX trong đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, xuất khẩu; chú ý phát triển nông nghiệp gắn với du lịch để tăng thêm giá trị...

Tại Cà Mau, UBND tỉnh này cho hay, để phát huy thế mạnh về nghề nuôi và xuất khẩu tôm, tỉnh đang rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi tôm phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng thích ứng với biến đổi khí hậu. Cà Mau xác định tôm sú là đối tượng chủ lực để nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, tôm - rừng, tôm - lúa. Tôm thẻ chân trắng sẽ nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Tỉnh tăng cường đưa khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao; giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Đến năm 2025, Cà Mau giữ diện tích nuôi tôm khoảng 280.000ha, sản lượng 320.000 tấn; có 40% hộ nuôi tham gia các mô hình liên kết chuỗi giá trị ngành tôm từ đầu vào, đến đầu ra…

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, bên cạnh thực hiện các mô hình kinh tế nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn để nâng cao giá trị sản xuất cho nông dân, hàng năm tỉnh còn liên kết với các doanh nghiệp đến bao tiêu hàng chục ngàn héc-ta lúa, cây ăn trái, rau màu cho nông dân trong tỉnh. Ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân không trồng tự phát khi chưa có thị trường đầu ra ổn định, đồng thời tăng cường hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, phòng ngừa các loại sâu bệnh để tăng năng suất và chất lượng cao. Vì vậy, tình hình tiêu thụ nông sản những tháng đầu năm nay tương đối thuận lợi, không có tình trạng ùn ứ, khó tiêu thụ do khâu liên kết tiêu thụ được quan tâm và mở rộng hơn, sản phẩm của nông dân có liên kết bán được giá cao và ổn định hơn bên ngoài...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian qua ngành nông nghiệp đã không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo; các đơn vị thuộc Bộ, cùng các địa phương, doanh nghiệp, HTX, nông dân… đã vào cuộc mạnh mẽ, quyết tâm chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, lấy thị trường, lấy tiêu chuẩn để điều chỉnh sản xuất phù hợp. Nhìn vào kết quả sản xuất và xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2023 của ngành nông nghiệp cho thấy nhiều điểm sáng đáng ghi nhận. Theo đó, sản lượng lúa đạt 33,6 triệu tấn, tăng 0,7%; diện tích cây ăn trái tăng gần 15.000ha, trong đó có nhiều loại trái cây như sầu riêng được xuất khẩu mạnh, thu về giá trị cao; tình hình dịch bệnh được kiểm soát nên chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt, tổng đàn tăng; ngành thủy sản đang phục hồi và dự báo tăng tốc vào những tháng cuối năm… Với chiều hướng này, năm 2023 mục tiêu tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp khoảng 3,4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 tỉ USD là có khả năng đạt được.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhìn nhận: Trong bối cảnh đặc biệt khó khăn như hiện nay, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được kết quả khả quan, trong đó có nhiều lĩnh vực đạt kết quả cao đã khẳng định hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, thích ứng tốt nhu cầu thị trường; đặc biệt đã tận dụng tốt các cơ hội để gia tăng xuất khẩu, thu về giá trị cao. Nông nghiệp đã tiếp tục phát huy vai trò là động lực và là trụ đỡ của nền kinh tế.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, những kết quả trên sẽ là động lực quan trọng để tới đây ngành nông nghiệp tiếp tục đổi mới, thay đổi tư duy về quản trị, thay đổi tâm thức trên cơ sở tận dụng nền tảng của chuyển đổi số; đặc biệt là lan tỏa tư duy tích hợp đa giá trị… Ngành nông nghiệp đang bước vào một giai đoạn mới và phải tìm động lực mới cho sự tăng trưởng. Tập trung nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, mạnh dạn chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành; đẩy mạnh phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái với việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ cao; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người… Đây cũng là hướng đi của nền nông nghiệp bền vững, thân thiện và trách nhiệm.

 

H.TÂN - H.THU

最近更新