【7m.cn trực tuyến】Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu nông sản
TheơithôngdòngchảythươngmạithúcđẩyxuấtkhẩunôngsảnsangTrungQuố7m.cn trực tuyếno phân tích của Bộ Công thương, trong quý I/2023 kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam sụt giảm sâu tại nhiều thị trường, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường sáng nhất, dự báo với nhiều kỳ vọng cho các đơn hàng trong những quý tiếp theo.
Xuất khẩu vải thiều tại cửa khẩu Móng Cái sang Trung Quốc. Ảnh: TL |
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với nông sản, đặc biệt với ngành rau quả Việt Nam. Hiện nay, mùa vải thiều đang đến gần, với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, cơ quan chức năng trong xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi trong thủ tục thông quan hàng hóa, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm bán hàng, kết nối giao thương xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc.
“Để tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Bộ Công thương sẽ có các cuộc hội đàm, hội thảo và các hoạt động xúc tiến thương mại với chính quyền các tỉnh, thành phố Trung Quốc có đường biên giới với Việt Nam” - ông Nguyễn Hồng Diên cho biết. |
Đánh giá về tiềm năng và cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, riêng xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tăng 23%, thị trường này hiện chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc Việt Nam đã có các nghị định thư với Trung Quốc.
“Năm 2023, nếu thuận lợi, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt trên dưới 1 tỷ USD. Bên cạnh trái thanh long, mặt hàng sầu riêng sẽ mang lại giá trị tỷ USD trong tương lai không xa và dự báo kim ngạch của ngành rau quả năm 2023 đạt khoảng 4 tỷ USD” - ông Đặng Phúc Nguyên nói.
Ông Nông Đức Lai - Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết, một phần lý do để tăng trưởng rau quả đạt mức ấn tượng đến từ việc nhiều mặt hàng có giá trị cao trong xuất khẩu của ta đã được Trung Quốc mở cửa thị trường trong năm 2022 như sầu riêng, tổ yến, khoai lang.
Vừa qua, Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm 230 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam, nâng tổng số lên 343 cơ sở được cấp phép. Đây cũng chính là động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, khi sầu riêng là loại trái cây có giá trị xuất khẩu cao và năng lực cạnh tranh cao tại thị trường này với lợi thế về vụ mùa và chất lượng, được người tiêu dùng sở tại đánh giá cao.
Tỏ ra lạc quan về thị trường Trung Quốc, ông Nông Đức Lai khẳng định, thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn còn khá khiêm tốn khi chỉ chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Trung Quốc từ thế giới hàng năm. Điều này cho thấy dư địa của ta tại thị trường Trung Quốc vẫn còn khá lớn và sự cạnh tranh trong nhóm hàng này tại Trung Quốc là tương đối cao.
Khơi thông dòng chảy thương mại với Quảng Tây
Tận dụng việc Trung Quốc gỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ và các bộ, ngành, tỉnh, thành phố có đường biên giới với Trung Quốc đã và đang triển khai các hoạt động nối lại dòng chảy thương mại, nhằm mở ra cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu.
Điển hình là ngày 31/3, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có cuộc hội đàm với ông Lưu Ninh - Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc và đề xuất nhiều giải pháp tạo thuận lợi thông quan hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng, thúc đẩy mở rộng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, thúc đẩy phân luồng thông quan cửa khẩu nhập khẩu, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại...
Cụ thể, Việt Nam đề nghị phía Quảng Tây sớm hoàn thành thủ tục để đưa tuyến đường chuyên dụng hàng hóa Tân Thanh - Pò Chài (qua khu vực mốc 1088/2-1089) vào vận hành chính thức; khôi phục hoàn toàn hoạt động của các cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam - Quảng Tây như Bình Nghi - Bình Nghi Quan, Na Hình - Kéo Ái, Pò Nhùng - Dầu Ái…; xem xét cấp thị thực cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe của các doanh nghiệp Việt Nam có hiệu lực trong 1 năm và được đi lại nhiều lần, nghiên cứu sớm dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm PCR đối với lái xe khi nhập cảnh để giúp thuận lợi hóa thông quan và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Quang cảnh hội đàm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Quảng Tây (Trung Quốc). Ảnh: CTV |
Về thúc đẩy mở rộng nhập khẩu nông sản của Việt Nam, lãnh đạo Bộ Công thương đề nghị Quảng Tây tiếp tục thúc đẩy cơ quan chức năng Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thí điểm nhập khẩu các loại quả này trong khi chờ cơ quan chức năng chính thức cấp phép.
Phía Quảng Tây khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước đa dạng hóa hoạt động giao nhận nông sản, trái cây qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm tận dụng được cơ sở hạ tầng các cửa khẩu sẵn có, giảm áp lực thông quan hàng hóa, tránh tái diễn tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu chính hiện nay.
Đánh giá cao thiện chí của Việt Nam, Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh chia sẻ những kết quả hợp tác tốt đẹp giữa hai bên trong thời gian qua khi tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới về cơ bản đã được giải quyết, lượng phương tiện thông quan hàng ngày đạt trên 1.800 phương tiện, thương mại nông sản năm qua giữa hai bên đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Các doanh nghiệp Quảng Tây đã tham gia rất nhiều các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản của Việt Nam như hội nghị thúc đẩy xoài của Sơn La, vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương...
Ông Lưu Ninh bày tỏ hoàn toàn nhất trí với đề xuất của lãnh đạo Bộ Công thương và khẳng định sẽ giao cho các ban, ngành và địa phương Quảng Tây nhanh chóng phối hợp với phía Việt Nam nghiên cứu triển khai.
Kết thúc hội đàm, Bộ Công thương Việt Nam và Chính quyền Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ký kết và trao danh mục các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Danh mục là văn bản cụ thể hóa những cam kết của hai bên trong năm tổng kết Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 - 2023 triển khai Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Bộ Công thương và Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- Giá cà phê hôm nay 12/10: Tiếp tục tăng nhẹ
- Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
- Những ngân hàng Việt nằm trong bảng xếp hạng thương hiệu lớn nhất thế giới
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- Điểm đến mới cho du khách trên đầm Thị Nại
- Bị ngân hàng 'khai tử', thẻ từ ATM lạc hậu thế nào so với thẻ chip?
- Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh
- Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- Mua nhà bằng giấy tay, đăng ký thường trú cách nào?
- Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- HTX Thanh long sạch Hoà Lệ: Làm giàu từ trái thanh long