【kết quả independiente】Hết lòng với công việc

Ngoại Hạng Anh 2025-01-10 23:24:23 7342

Đại úy Trung kiểm thuốc trước một ngày làm việc mới 

Về biển,ếtlòngvớicôngviệkết quả independiente lên núi

Tôi gặp đại úy Trung ở Đồn Cửa khẩu Thuận An qua lời giới thiệu của bác sĩ Lê Hoàng Ái, Trưởng trạm Y tế Thuận An. Anh Trung nhẹ nhàng: “Đời lính mà anh. Cái gì cũng đơn giản chỉ ngoại trừ công việc. Từ ngày vào quân y, mình làm gì cũng theo trái tim lính mách bảo”.

Anh Trung sinh ra, lớn lên ở vùng cát xã Quảng Lợi, Quảng Điền. Hoàn cảnh gia đình nghèo, anh đã sớm ý thức cuộc sống tự lập. Năm 1991, anh nhập ngũ vào Đồn Cửa khẩu Thuận An. Những ngày đầu quân ngũ, lãnh đạo đơn vị thấy anh nhanh nhẹn, nhiệt tình, quan tâm sức khỏe anh em đồng đội nên cử đi học khóa điều dưỡng đa khoa tại Học viện Quân y Hà Nội. Ra trường, nhận nhiệm vụ hôm trước là hôm sau, anh mạnh dạn đề xuất lãnh đạo đầu tư tăng gia sản xuất, xây dựng vườn thuốc Nam và tủ thuốc quân y đảm bảo mọi điều kiện trong việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và Nhân dân trên địa bàn.

Là một quân y trẻ nhưng có trình độ học vấn, nói năng chuẩn mực, anh tạo được lòng tin của anh em trong đơn vị. Thời điểm những năm 1995, 1996, cuộc sống cư dân vùng biển Thuận An còn nghèo, giao thông đi lại cách trở, nếp sống sinh hoạt còn khó khăn so với nhiều nơi khác. Nắm được những mặt hạn chế ở địa phương, anh sắp xếp thời gian đến với bà con bằng phương châm “miệng nói, tay làm, chân đi”. Nhà nào đông con, anh đến vận động kế hoạch hóa gia đình. Trong xã có người đau ốm, anh đến thăm hỏi, tư vấn cách phòng ngừa, hoặc đến các cơ sở y tế chữa trị kịp thời. Những khu vực, thôn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, xả rác bừa bãi, anh đề xuất, góp ý với lãnh đạo xã, thôn, khu vực quan tâm...

Năm 2005, anh Trung được cấp trên điều động đến công tác tại đồn 637 xã Hương Nguyên, huyện A Lưới. Hơn 4 năm ở quê mới là khoảng thời gian anh “cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt” với đồng bào. Ở đây, ngoài công việc thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí, bày vẽ cách phòng ngừa dịch bệnh, ăn uống hợp vệ sinh, anh còn dạy chữ, giúp thêm kỹ thuật canh tác nương rẫy, khai hoang trồng lúa, nuôi vịt, nuôi gà... cho bà con nghèo, ổn định cuộc sống. Anh Trung kể, để giúp bà con dân tộc thiểu số xây dựng nếp sống văn minh hơn, đầu tiên anh đã tìm hiểu phong tục tập quán, học tiếng đồng bào. Hạnh phúc nhất đối với anh là từ già đến trẻ đều xem anh như người con của bản làng. Họ quý mến, bày tỏ hết mọi chuyện mỗi khi anh đến chơi.

Tâm huyết và trách nhiệm

Sau thời gian ở Đồn Biên phòng 637 xã Hương Nguyên, A Lưới anh Trung được điều về biển nhận công tác tại Đồn 224 xã Vinh Xuân (Phú Vang). Đầu năm 2010, anh Trung trở lại mái nhà xưa - Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thuận An, nơi bắt đầu sự nghiệp của người “thầy thuốc mang quân hàm xanh”. Anh lại tiếp tục xông pha trên mọi mặt trận, vừa quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đồng chí, đồng đội nhưng luôn gần dân, sát dân, được nhiều người yêu mến. Hễ vùng nào, gia đình nào cần sự quan tâm, tư vấn sức khỏe là đại úy Trung có mặt. Anh là một “chuyên gia” của Trạm Y tế Thuận An. Những đợt tiêm chủng mở rộng, vệ sinh phòng dịch, cân trẻ để thống kê tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng..., anh có mặt cùng các y, bác sĩ ở Trạm giúp người dân.

26 năm tham gia quân đội, đại úy Nguyễn Hữu Trung được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng thưởng các Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; đồng thời, được Bộ Tư lệnh- Bộ đội Biên phòng tặng Kỷ niệm chương 25 năm “Vì chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia”.

Anh Trung cho biết, sau khi trở lại công tác ở Đồn Biên phòng Cửa khẩu, anh được đơn vị và chính quyền địa phương giao thêm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, cứu hộ cứu nạn trên biển. Thêm nhiệm vụ mới là thêm trách nhiệm, anh vui vẻ làm tròn vai. Theo lịch, từ 3 giờ chiều đến 10 giờ đêm, anh cùng anh em vào ca. Đi tuần tra, hễ nghe bà con phản ánh những khó khăn, bất cập ở cơ sở, anh trở về suy nghĩ. Nghĩ một mình không xong lại đem bàn với đơn vị, Ban cứu hộ địa phương để tìm cách giải quyết. Nhờ một phần những sáng kiến đóng góp của anh mà biển Thuận An hôm nay có môi trường sạch đep, hạ tầng đường sá vào các bãi tắm khang trang, điện đóm thắp sáng. Công tác cứu hộ, cứu nạn ở biển bây giờ, đi vào nề nếp.

Hỏi về những kỷ niệm, anh cười: “Từ biển đến núi là nhiều lắm. Nhớ nhất là trận lũ lịch sử năm 1999 đến giờ vẫn không quên, vì dịp đó mình vừa đói vừa ngâm nước đến tận cổ suốt ngày để di chuyển hơn 500 hộ dân từ thôn Hải Tiến (Thuận An) lên vùng cao để thoát lũ. Hậu lũ, suốt tuần lễ, mình phải căng mình cùng với anh em địa phương đi phòng dịch...”.

Bác sĩ, Trạm trưởng Y tế thị trấn Thuận An - Lê Hoàng Ái nhận xét về đại úy Trung: “Nếu anh Trung không có lòng nhiệt thành, tâm huyết thì khó gắn bó thực hiện xuất sắc công việc quân dân y ở thị trấn Thuận An”. Hiện nay anh Trung đã nhận thị trấn Thuận An làm quê hương thứ 2. Anh đã có gia đình hạnh phúc với hai người con học hành chăm ngoan.

MINH VĂN

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/663c298816.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2

A Tourist’s Guide to Love được xem nhiều nhất tại nhiều quốc gia

Mẹ ruột Linh Nga: Mỹ nhân nức tiếng một thời, sống bình yên bên chồng Đặng Hùng

Ngày 10/4: Giá heo hơi dao động trong khoảng 48.000 đồng/kg đến 52.000 đồng/kg

Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

Ngày 14/3: Giá cà phê tiếp tục tăng giảm trái chiều, cao su biến động dưới 2%

Hoa hậu Ban Mai hồi hộp vì lần đầu làm MC thể thao

Ngày 25/4: Giá cà phê và cao su tăng, hồ tiêu lặng sóng

友情链接