Trong mỗi sự kiện,ơithỏamãnđammêtỷ số scotland bên cạnh phóng viên chuyên nghiệp, chúng tôi luôn bắt gặp bóng dáng của các bạn “phóng viên sinh viên” bấm bấm, tách tách, chụp ảnh góc này, quay phim góc kia. Mai Thương, Đội trưởng Đội Truyền thông của Trường ĐH Y Dược Huế (HueUMPtv), chia sẻ: “HueUMPtv như là “ngôi nhà thứ hai” của sinh viên Y Dược Huế có đam mê với lĩnh vực truyền thông, hướng tới sinh viên và phục vụ nhu cầu về thông tin cũng như giải trí cho sinh viên, quảng bá rộng rãi hình ảnh của trường, kết nối sinh viên trường và sinh viên toàn ĐH Huế”. Một buổi tuyển chọn thành viên của CLB Báo chí - Trường ĐH Khoa học Huế Với 36 thành viên tham gia các vị trí: Biên tập viên, MC, design, kỹ thuật (quay, chụp ảnh, dựng hậu kỳ), HueUMPtv gần như “ôm” nhiều hoạt động truyền thông của trường. Trước mỗi sự kiện, các bạn thiết kế poster, quảng bá sự kiện; sau đó, làm background trang trí. Sau khi hoàn thành khâu truyền thông và hậu cần, HueUMPtv chụp ảnh, đưa tin bài về sự kiện lên trang web để thông tin rộng rãi. Không chỉ làm theo sự kiện, các thành viên còn tự viết kịch bản rồi quay những đoạn phim hài ngắn, làm các sản phẩm sáng tạo để tạo sự tươi mới, vui vẻ. Với cách tiếp cận “không giống ai” và luôn bắt nhịp xu thế, cách truyền đạt lại mang đậm hơi thở sinh viên khiến clip của các bạn được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Chẳng hạn, clip phim “Em gái mưa” cover lại theo bản hit cùng tên của ca sĩ Hương Tràm đem lại tiếng cười bởi sự ngây ngô, đáng yêu, đúng chất học trò. Còn CLB Báo chí Trường ĐH Kinh tế Huế gần 10 năm thành lập đã tạo được tiếng vang và điểm nhấn về truyền thông – báo chí trong giới sinh viên Huế. Hàng tháng, CLB cho ra mắt tập san được xuất bản khoảng 100 ấn phẩm với các chủ đề luôn được thay đổi phù hợp với nội dung hoạt động trong tháng, gồm 3 mảng chính: tin tức - sự kiện, văn hoá và kinh tế giúp sinh viên tiếp cận hơn với môi trường thực tế bên ngoài. Tất nhiên, sinh viên ngành báo chí cũng không chịu “kém cạnh” khi có riêng CLB Báo chí – Trường ĐH Khoa học Huế để “tung hoành”. Các tin tức, bài viết thường ngày bắt nhịp cuộc sống sinh viên. Ngoài ra, chuyên mục Radio JC như một tách trà ngọt ấm cho người trẻ bởi những bài tâm sự, chia sẻ chạm được đến cảm xúc của lứa tuổi “không còn trẻ con cũng chưa ra người lớn”. CLB chia thành 3 nhóm: biên tập nội dung, truyền thông - sự kiện, quay phim - kỹ thuật. Vào mỗi đợt tuyển chọn thành viên, CLB sẽ dựa trên từng tiêu chí để chọn các bạn sinh viên có khả năng, đam mê theo những nhóm phù hợp. Điểm khác biệt, ngoài việc truyền thông – báo chí trong giới sinh viên thì CLB còn là cộng tác viên của chương trình Tạp chí sinh viên – Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), trang thông tin điện tử visithue.vn của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, chương trình Radio JC GO giới thiệu về địa điểm ẩm thực và giải trí. Thế Hùng, sinh viên Báo chí K40, Phó Chủ nhiệm CLB, hào hứng: “Chúng mình bắt đầu tiếp cận vấn đề như một người làm công tác truyền thông khi chuẩn bị đề tài, tiếp cận nhân vật, cách tìm và khai thác đề tài… sao cho hiệu quả. Công việc này rất hứng thú khi rút ngắn khoảng cách giữa sách vở ở nhà trường và thực tế ngoài xã hội". Hai "tay máy" của CLB Báo chí - Trường ĐH Khoa học Huế đang tác nghiệp Chơi mà học, chơi mà làm, việc trở thành những phóng viên tập sự đem lại nhiều giá trị sống cũng như kỹ năng cho sinh viên, nhất là sinh viên chuyên ngành báo chí. Cô giáo Lê Nguyễn Phương Thảo, giảng viên Khoa Báo chí – Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Huế, cho biết: “Tại trường đại học, sinh viên báo chí bắt đầu kỳ kiến tập vào năm thứ ba và đi thực tập năm cuối. Tuy nhiên, khi tham gia CLB Báo chí, nhiều bạn bước chân vào nghề ngay từ những năm đầu tiên của thời ngồi giảng đường. Đó chính là môi trường thực tập sớm và chuyên nghiệp, giúp các bạn sinh viên báo chí có nhiều kinh nghiệm, phục vụ tốt hơn cho công việc sau này”. Các “phóng viên sinh viên” thường bị trêu đùa bằng cái tên ngộ nghĩnh “ma xó”, bởi các bạn nắm nhiều thông tin, biết các hoạt động của lớp này khoa kia, tường tận mọi “ngõ ngách” trong giới sinh viên. Các bạn không ngại khi bàn về vấn đề nhạy cảm (như CLB Báo chí – Trường ĐH Khoa học từng làm clip hài nói về vấn đề sống thử trong giới sinh viên), không thiếu phần hóm hỉnh ở những góc vui, và luôn nghiêm túc, chỉn chu khi làm những trang cho góc học tập – trao đổi. Dù theo học nhiều ngành nghề, có bạn định hướng làm công tác báo chí như ngành học, có bạn lại không – chỉ đơn giản là sống hết mình với những đam mê tuổi trẻ, nhưng những CLB, đội nhóm truyền thông – báo chí đã làm tươi mới, đem lại nhịp thở sinh viên sống động thêm trong từng trang viết hay từng đoạn phim ngắn. Bài, ảnh: PHƯỚC LY |