Đây là chia sẻ của ông Đỗ Bảo Ngọc,ữcáiđầulạnhkhithịtrườngduytrìđàtăngdàbxhbd a Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) với phóng viên TBTCVN về diễn biến thị trường chứng khoán hiện nay. PV: Thị trường chứng khoán (TTCK) đang duy trì đà tăng rất tốt từ cuối năm 2020 đến nay. Ông đánh giá thế nào về thị trường trong những phiên đầu năm 2021 đến nay?
Điểm đáng chú ý là thị trường liên tục duy trì mức thanh khoản cao trên 15.000 tỷ đồng/phiên cho thấy sự tham gia tích cực của dòng tiền. Đây là mức thanh khoản “đáng mơ ước” đối với đối với TTCK Việt Nam khoảng hơn 1 năm trước đây và chứng tỏ thị trường đã có sự phát triển vượt bậc. Nếu thị trường duy trì được ổn định của dòng tiền thì đây có thể tạo ra giai đoạn lịch sử của chứng khoán Việt. * PV: Nhìn vào đà tăng của thị trường, nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực điều chỉnh có thể đến bất kỳ lúc nào và hiệu ứng có thể sẽ lớn hơn khi dòng tiền cá nhân từ các nhà đầu tư mới tham gia rất lớn. Ông có quan điểm thế nào về điều này? - Ông Đỗ Bảo Ngọc: Về ngắn hạn, tôi nhận thấy áp lực cung đang gia tăng tại vùng đỉnh 1.200 điểm khiến các nhóm cổ phiếu dẫn dắt thời gian qua có sự điều chỉnh trở lại như nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… Mặc dù vậy thì hiện tượng xoay vòng tăng giá của các nhóm cổ phiếu lớn thuộc VN30 vẫn tạo ra sự nâng đỡ đối với thị trường. Hiện tượng tăng giá có sự lan tỏa ra các nhóm cổ phiếu khác cho thấy sự dịch chuyển của dòng tiền đầu tư cũng khá linh hoạt. Một điểm đáng chú ý trong năm 2020 và cả năm 2021 là chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới và Việt Nam là nới lỏng với mặt bằng lãi suất thấp. Chính điều này đã tạo ra sự dịch chuyển tiền từ kênh tiết kiệm và các kênh đầu tư khác gặp khó khăn vì Covid-19 đã chuyển sang kênh chứng khoán, giúp quy mô giao dịch hàng ngày tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên, với đặc tính của dòng tiền tiết kiệm nhàn rỗi đầu tư vào TTCK thì tính ổn định cũng sẽ cao hơn so với dòng vốn tín dụng vào thị trường trong quá khứ. Sự “lột xác” của thanh khoản là yếu tố rất quan trọng để chỉ số duy trì đà tăng và vượt đỉnh lịch sử trong trung hạn. Vì vậy, về mặt dài hạn, dựa trên yếu tố dòng tiền dịch chuyển và thực tế xoay vòng tăng giá của các nhóm cổ phiếu trên thị trường, cùng xu hướng ổn định của chính sách tiền tệ, thì tôi cho rằng thị trường vẫn đang vận động trong xu hướng tích cực. Tuy nhiên, về ngắn hạn, áp lực chốt lời điều chỉnh có thể xẩy ra và điều này sẽ tạo ra sự cân bằng cần thiết trong một xu hướng tăng trưởng dài hạn của thị trường.
* PV: Trên TTCK có câu nói rằng “nên giữ cái đầu lạnh khi mọi thứ đang nóng”. Theo ông, liệu câu nói này có phù hợp với thị trường hiện nay hay không? - Ông Đỗ Bảo Ngọc: Thực ra câu nói này phù hợp trong mọi hoàn cảnh đối với một nhà đầu tư chứng khoán. Việc đối mặt với những thời điểm “nóng” của thị trường thì càng cần nhà đầu tư có sự lựa chọn đúng đắn trong quyết định đầu tư của mình. Việc đầu tư vào những cổ phiếu có xu hướng tăng giá đi đôi với sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh cốt lõi luôn là sự lựa chọn đúng đắn. Trong khi đó, trên thực tiễn, tại những giai đoạn “nóng” vẫn có các cổ phiếu tăng giá theo phong trào và không đi kèm với sự cải thiện của các yếu tố cơ bản về kết quả kinh doanh. Điều này sẽ tạo ra những rủi ro cho các nhà đầu tư nếu họ không tỉnh táo để có sự sàng lọc kỹ càng trước khi đầu tư. * PV: Nếu trong vai một nhà đầu tư, trong bối cảnh sắp Tết và thị trường duy trì đang tăng dài, thì ông chọn phương cách nào? Chúng ta nên nghiêng về bảo vệ thành quả hay gia tăng tỷ trọng cổ phiếu? - Ông Đỗ Bảo Ngọc: Thực tế cho thấy trong năm 2020 có những cổ phiếu tăng giá tốt nhờ sự đột phá từ kết quả kinh doanh, là kết quả của quá trình đầu tư phát triển bền vững trước đây. Các cổ phiếu này thu hút được dòng tiền lớn và giao dịch hàng ngày với mức thanh khoản cao. Cá nhân tôi chọn phương pháp nắm giữ đầu tư trung và dài hạn vào các doanh nghiệp có vị thế ngành tốt, có các đặc điểm tăng trưởng tốt. Thực tế cho thấy đây là chiến lược phù hợp trong điều kiện thị trường có xu hướng tăng trưởng dài hạn. * PV:Xin cảm ơn ông! Duy Thái |