【kqbd.c1】Có 200 triệu rủ đồng nghiệp cùng mua đất, 10 năm mất trắng
Cuối năm 2010,ótriệurủđồngnghiệpcùngmuađấtnămmấttrắkqbd.c1 chị Trần Thị Trâm (Hoàn Mai, Hà Nội) cùng bạn bè trong công ty góp vốn đầu tư bất động sản. Thời điểm đó, công ty chị đang triển khai một dự án tại Hòa Bình, kêu gọi nhân viên đầu tư theo hình thức hợp đồng góp vốn. Số tiền của nhân viên được đổi sang giá trị lô đất.
Sau khi huy động tiền của nhân viên, lãnh đạo công ty sẽ xin dự án và chia lô, bán lại. Theo dự tính, mỗi lô đất sau khi bán ra thị trường có thể lời vài trăm triệu đến tiền tỷ. Công ty sẵn sàng mua lại lô đất và trả lãi 20% cho nhân viên như một khoản vay.
Nhận thấy tiềm năng nhưng không đủ khả năng tài chính để đăng ký 1 lô, chị Trâm cùng đồng nghiệp trong phòng chọn phương án góp mua chung. Tùy theo khả năng tài chính, mỗi nhân viên đóng góp từ 100 triệu đến 500 triệu đồng. Tổng số tiền mỗi lô là 1 tỷ đồng.
Chị Trâm rút tiết kiệm và vay thêm gia đình được 200 triệu đồng, tham gia góp mua lô đất cùng đồng nghiệp. Trong nhóm chị, một người đại diện đứng tên giấy tờ, còn các nhân viên khác ký hợp đồng phụ lục. Chị kỳ vọng có thể kiếm được khoản lợi nhuận từ thương vụ khởi nghiệp đầu đời này.
Không may với chị Trâm, dù đã đóng đủ tiền cho công ty nhưng dự án không được thực hiện như cam kết. Cùng lúc thị trường bất động sản gặp khó khăn, công ty chị kinh doanh thua lỗ. Chị Trâm cùng nhân viên yêu cầu lãnh đạo công ty hoàn trả lại số tiền do không thực hiện đúng như cam kết ban đầu nhưng không thành công. Lãnh đạo hứa tìm cách xoay sở để trả lại tiền cho nhân viên trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, công ty ngày càng khốn khó, không có khả năng trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, chị Trâm và các đồng nghiệp phải nghỉ việc, chuyển sang nơi khác. Hơn 10 năm nay, nhóm các nhà đầu tư này liên hệ để đòi lại tiền vẫn không thành. Do góp vốn chung nên chị không thể đứng ra làm việc với công ty, còn người chịu trách nhiệm chính ký hợp đồng với công ty nay đã chuyển vào Đà Nẵng làm việc.
Chị Trâm chia sẻ: “Đúng là thời điểm đó còn non trẻ, không tính kỹ. Nếu gửi tiết kiệm 200 triệu thì 10 năm cũng đã có một khoản tiền rồi. Còn mua vàng thì chắc cũng phải lời được gấp đôi”. Đây là một bài học lớn, chị xác định không thể lấy lại khoản tiền này.
Cẩn trọng đầu tư
Ở thời điểm thị trường bất động sản nóng sốt cách đây 10 năm, một số chủ chủ đầu tư dùng chiêu thức ký các loại hợp đồng với các tên gọi góp vốn, đầu tư, đặt cọc... để huy động vốn nhà đầu tư khi hồ sơ pháp lý của dự án vẫn chưa hoàn tất, sử dụng vốn không đúng mục đích.
Nhà đầu tư tham vọng kiếm lời như chị Trâm xuống tiền dưới hình thức hợp đồng/thỏa thuận góp vốn. Dù tiền đã đóng đủ 90-100% nhưng chủ đầu tư hứa hẹn không giao đất, thậm chí là không còn khả năng hoàn tiền. Cho tới nay, về pháp lý, công ty vẫn còn hoạt động nhưng lãnh đạo đã chuyển qua làm việc khác hoặc lặn mất tăm. Chỉ có khách hàng chịu thiệt thòi, có trường hợp tan cửa nát nhà vì vay nóng đầu tư.
Thời gian gần đây, thị trường lại rộ lên chương trình góp vốn đầu tư của một số công ty bất động sản với hững gói đầu tư có giá trị từ 20 triệu đến 5 tỷ đồng và cam kết lợi nhuận cao. Đơn cử, khách hàng đóng 500 triệu đồng trong 2 năm sẽ nhận được lãi 4 triệu đồng/tháng và tiền gốc 20 triệu đồng. Sau 2 năm, nhà đầu tư có thể nhận được 600 triệu đồng. Khách hàng còn được tặng voucher trị giá 500 triệu đồng dùng khi mua bất kỳ sản phẩm bất động sản nào do công ty này phân phối.
Tương tự, một đơn vị khác đang mời gọi khách hàng góp vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản đất nền với lãi suất lên tới 24%/năm. Khách hàng khi góp vốn chỉ được rút trước hạn sau khi đã tham gia quá nửa thời hạn hợp đồng và nếu rút trước hạn sẽ bị phạt 6% giá trị hợp đồng.
Luật sư Trần Vi Thoại cho rằng, pháp luật không cấm hình thức hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tỉnh táo vì lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro. Khi ký hợp đồng góp vốn, khách hàng có quyền yêu cầu bên bán cung cấp đủ hồ sơ pháp lý dự án, liệt kê trình tự thực hiện, minh bạch những tình huống xấu có thể xảy ra. Nhà đầu tư, khách mua cần đọc kỹ điều khoản bồi thường và yêu cầu chủ đầu tư giải thích rõ.
Nếu thấy điểm bất thường, hãy đề nghị điều chỉnh hoặc đàm phán mức bồi thường hợp lý hơn. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ thông tin, chỉ nên lựa chọn ký kết với chủ đầu tư uy tín. Khách hàng nên tham vấn ý các chuyên gia, người am hiểu lĩnh vực này, cân nhắc thấu đáo và tỉnh táo khi bị môi giới lôi kéo.
Vay tiền đi đầu tư Condotel, hai vợ chồng ly tánHai vợ chồng chị Nguyễn Ngọc Mai sau hơn 2 năm lục đục đã quyết định ly hôn, nguồn cơn của sự việc do chị giấu chồng vay tiền đi đầu tư Condotel.