Họa sĩ Vi Quốc Hiệp vẽ nữ sĩ Bạch Diệp Thú thật, với cả ba, tôi bd kq trực tuyến" />

您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bd kq trực tuyến】“Tam nhân đồng hành” 正文

【bd kq trực tuyến】“Tam nhân đồng hành”

时间:2025-01-11 14:12:08 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

 ');this.closest('table').remove();">Họa sĩ Vi Quốc Hiệp vẽ nữ sĩ Bạch Diệp Thú thật, với cả ba, tôi bd kq trực tuyến

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Họa sĩ Vi Quốc Hiệp vẽ nữ sĩ Bạch Diệp 

Thú thật, với cả ba, tôi chỉ biết tiếng, có gặp đôi lần nhưng chưa phải bạn thân. Thế mà khi tôi định từ chối lời mời, viện cớ trời vừa rắc mấy giọt mưa do ảnh hưởng cơn bão số 1, thì Ngô Đức Hành bảo: “Bác gọi taxi, em trả tiền!” Chà chà! Bạn văn đồng hương (Ngô Đức Hành quê Can Lộc – Hà Tĩnh) nồng nhiệt thế, thì ông già dù đã 85 tuổi cũng phải gắng cưỡi… chiếc xe đạp điện cổ lỗ đi thôi!

Vi Quốc Hiệp là người Tày, sinh năm 1947, quê Lạng Sơn, sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, nhiều năm công tác các tỉnh vùng cao phía Bắc rồi vào sống tại Đà Lạt, nổi tiếng với nhiều tranh vẽ các biệt thự Tây và chân dung các người đẹp… Tôi mới gặp anh lần đầu tại buổi ra mắt tuyển tập của nhà văn Nguyễn Quang Hà 2 tháng trước. Vậy mà vừa bước vào phòng, thay vì bắt tay, anh ôm tôi thân thiết…

Nghe danh Thế Hùng đã lâu, hình như nay mới gặp lần đầu mà không hiểu sao, tôi lại được anh đối đãi trọng thị như thế. Anh cùng tuổi với Vi Quốc Hiệp thì phải, quê Ninh Bình nhưng lập nghiệp Hà Nội, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội và từng được mời dạy tại hơn chục trường đại học khác…

Cũng không kịp và không tiện hỏi, vì sao “tam nhân” không đồng hương, đồng khóa, đồng đội lại bỗng nhiên “ngoắc tay nhau” đồng hành xuyên Việt 5.000km trong hơn chục ngày đêm. Ờ mà người sáng tạo, nhiều khi là ngẫu hứng, chứ đâu cần nhiều lý do. Hẳn là có “duyên” sao đó, “tam nhân đồng hành” đến Huế vừa lúc bầu trời rắc vài hạt mưa làm phố xá dịu mát sau những ngày nắng như đổ lửa. Nhà tôi lại vừa có mít chín đem đến mời bạn và “khoe” cuốn sách mẫu “ĐƯỜNG ĐỜI MUÔN NẺO”. Chỉ mới có 1 cuốn mà họa sĩ Thế Hùng hào hứng đòi mua luôn với giá “ủng hộ”, không biết tính sao đây?...

Thế là không chỉ gặp chốc lát uống cà phê, mấy anh em tán gẫu và tôi ngẫu hứng hát “Đảng ca” rồi “tình ca”, kéo suốt đến trưa! Có “vụ” ngẫu hứng này là bởi TS. Thế Hùng sau khi tặng các bạn Huế chai rượu Nếp men lá rất đẹp – đặc sản Hướng Hóa (Quảng Trị) mà anh vừa được học trò cũ tặng, cùng với cuốn “Văn hóa ứng xử – kỹ năng giao tiếp” (NXB Hồng Đức – tái bản lần thứ 30 – tiền bán sách mua được cả ô tô để đi xuyên Việt), nhạc sĩ Thế Hùng liền ngồi vào đàn piano dạo khúc nhạc “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn. Đúng là thầy dạy “Văn hóa ứng xử”! Đằng sau bài ca quen thuộc tôi như nghe anh thì thầm: “Nghệ sĩ Hà Nội quý trọng “đặc sản” văn hóa Huế như thế đó!”. Thấy tôi và Mai Văn Hoan ê a hát theo đàn, nhạc sĩ động viên: “Hát đi!...”. Ở phòng trong thì họa sĩ Vi Quốc Hiệp đang vẽ chân dung cho nữ sĩ Bạch Diêp… Trong không khí “văn nghệ” này, “chủ nhà” cũng phải có gì “đáp lễ” chứ nhỉ? Nhà thơ Mai Văn Hoan hơi nghiêng đầu, điệu đàng đọc hai câu thơ về bài hát “Diễm xưa”: “Diễm xưa lỡ một lần yêu / Ngùi thương cánh hạc phiêu diêu cõi người!”.

Tôi nghiệm ra, những cuộc giao lưu thế này, “dân” văn xuôi là vô duyên nhất. Chẳng lẽ đem truyện ngắn hay tiểu thuyết ra đọc! Cũng may, với Trịnh Công Sơn thì tôi có chuyện để nói. Tôi kể kỷ niệm hồi nghe họ Trịnh hát “Huyền thoại mẹ” tại 54 Duy Tân (TP. Hồ Chí Minh) và mang về Huế đăng Tạp chí SÔNG HƯƠNG. Đây là nơi đầu tiên đăng bài đó. Buồn cười, có nhạc sĩ nói “bài hát mất lập trường - không biết là ca ngợi người mẹ phía nào?... ”. May sao, ca khúc được khắp nơi tán thưởng, phổ biến!!! Cứ đà đó, Nguyễn Khắc Phê nổi hứng hát bài ca từng lên sân khấu công trường hát 60 năm trước. Không hẳn là ngẫu nhiên. Tôi và nhạc sĩ họ Trịnh cùng tuổi và thật tình cờ, khi Trịnh Công Sơn sáng tác “Diễm xưa” thì tôi say sưa ngợi ca “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng – Trước như tuổi thơ tôi nào biết được – Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước…” (Thơ Aragon, Tố Hữu dịch – Phạm Tuyên phổ nhạc). Hàng trăm cán bộ, công nhân Đội cầu đang xây cầu Tế Tiêu qua sông Đáy (Hà Đông) vỗ tay rầm trời. Còn hôm nay, nhà thơ Ngô Đức Hành đang cầm điện thoại quay video, Vi Quốc Hiệp và Bạch Diệp thì không thể cử động khi tranh chân dung bắt đầu hiện ra trên khung vẽ. Chỉ có người nhạc - người thơ Thế Hùng - Mai Văn Hoan hưởng ứng nhiệt liệt. Đã diễn, “sân khấu” không thể để quãng trống. Khán giả - dù chỉ vài người, xem ra đang chờ đợi. Mà những bài ca một thời trai trẻ có sức lay động, khơi dậy những hoài niệm khác. Thế là tôi chuyển làn, hát “Tình ca” – “Bên kia sông Đuống” (Thơ Hoàng Cầm – Hồ Bắc phổ nhạc) “Em ơi! Buồn làm chi, anh đưa em về sông Đuống…”. Nghệ sĩ từ Hà Nội vào đàn “Diễm xưa”, mình cũng phải đáp lễ bằng bài hát đậm đà phong vị Kinh Bắc chứ! Và đời là thế đó! Người từng hào hùng hát “Đảng ca” của hai nhà thơ cộng sản Aragon - Tố Hữu, cũng đã mê say “Tình ca” của Hoàng Cầm. Thì đúng là “Đường đời muôn nẻo” như cuốn sách mà tôi sắp trình làng…

Mấy cái clip “ngẫu hứng” này, do nhà thơ Ngô Đức Hành quay, đã được ghép lại thành video. Nhạc sĩ Thế Hùng còn bạo miệng xướng lên: Khi anh em ta trăm tuổi, có người tìm mua bạc triệu đó!.

Chương trình giao lưu ngẫu hứng với “Tam nhân xuyên Việt” đâu đã kết thúc. Hình như trong chuyến “hành phương Nam” này, Huế đã níu chân “tam nhân” hơi bị lâu. Các bạn xem ra rất thích thú với “tua” dạo đường đi bộ dọc sông Hương buổi sáng và buổi đi thăm lăng Gia Long. Cả cảng Chân Mây – vùng kinh tế đang phát triển cũng đã giữ chân “Tam nhân đồng hành”…

Trang Facebook của nhà thơ - nhà báo xông xáo Ngô Đức Hành cập nhật liên tục mấy ngày qua, có thể xem như một kênh “PR” cho Huế khá hiệu quả. Hy vọng những sáng tác đã và sẽ hoàn thành sau chuyến đi sẽ được gửi về Huế một ngày không xa…