Cần nghiên cứu kỹ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để không ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của Việt Nam. Ảnh: TL Tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào môi trường pháp lý
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế TTTC, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện các nước có vốn đầu tư ra nước ngoài về cơ bản sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024, để thu thêm phần chênh lệch từ mức thuế thực tế so với thuế TTTC (15%), trong đó có các đối tác có số vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore....
Trước bối cảnh nêu trên, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế TTTC. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về thuế TTTC mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, cụ thể như: tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ phần thu thuế bổ sung, tăng cường hội nhập quốc tế, giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Tại báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) Lê Quang Mạnh trình bày, đa số ý kiến trong UBTCNS cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế TTTC có thể kê khai thuế TNDN bổ sung tại Việt Nam, thay vì để họ nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.
Mặt khác, việc sớm ban hành nghị quyết sẽ thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện thuế TTTC từ 1/1/2024, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Khu liên hợp công nghiệp tại Bình Dương thu hút nhiều doanh nghiệp FDI. Ảnh: CTV Hệ thống ưu đãi thuế không còn phù hợp
Ước tính 122 tập đoàn nộp thuế bổ sung khoảng 14.600 tỷ đồng Báo cáo đánh giá tác động của Chính phủ đã tính toán dựa trên số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022 và dự kiến có khoảng 122 tập đoàn đầu tư nước ngoài sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết với tổng số thuế TNDN nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng.
Đối với các tập đoàn trong nước, báo cáo của Chính phủ dự kiến có 6 tập đoàn sẽ thuộc diện điều chỉnh của nghị quyết và dự kiến số thuế TNDN bổ sung có thể thu từ các khoản đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn này là khoảng 73 tỷ đồng (trong trường hợp các nước nhận đầu tư không áp dụng thuế TTTC).
Cũng theo báo cáo thẩm tra, trong bối cảnh và xu thế mới về thực hiện thuế TTTC, việc tiếp tục duy trì hệ thống ưu đãi thuế TNDN hiện hành là không phù hợp và không còn có tác dụng trên thực tế, trong khi chi phí về miễn giảm thuế làm giảm thu ngân sách hàng năm hàng chục nghìn tỷ đồng. Do đó, các chuyên gia đều cho rằng, việc thực hiện thuế TTTC mở ra cơ hội để Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống ưu đãi thuế hiện hành. Theo cơ quan thẩm tra, cần nghiên cứu thay thế chính sách ưu đãi hiện hành dựa trên lợi nhuận (thông qua việc miễn, giảm thuế) bằng các biện pháp ưu đãi dựa trên chi phí một cách phù hợp.
Sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này. Đánh giá chung, các đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết ban hành nghị quyết về áp dụng các quy định của thuế TTTC để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
Bên cạnh việc nhấn mạnh ban hành chính sách về thuế TTTC là hết sức cần thiết, đại biểu Thích Đức Thiện (Bình Định) cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu để vừa đảm bảo lợi ích về thuế, nhưng cũng phải đảm bảo môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Khi thu thuế TNDN bổ sung nên có ưu tiên trở lại cho các tập đoàn, không phải bằng thuế mà bằng chính sách hướng theo mục tiêu Chính phủ đã và đang tập trung.
“Vừa qua trong chuyến công tác của Thủ tướng đi Mỹ, nhiều tập đoàn lớn muốn vào Việt Nam, nếu chúng ta không giải quyết nhanh thì có thể không đón được 'đại bàng'” - đại biểu nói.
Quyền lợi của nhà đầu tư khi ban hành thuế TNDN bổ sung cũng là điều đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) quan tâm. Cơ bản đồng tình với các nội dung dự thảo nghị quyết và khẳng định việc ban hành quy định về thuế TTTC là rất cần thiết, song đại biểu cũng băn khoăn việc ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư.
Đại biểu đề xuất thể hiện được trong nghị quyết là khi thu bổ sung thuế TNDN thì sẽ có chính sách ưu đãi khác để hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào. “Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mong muốn ưu đãi để giảm chi phí đầu vào chứ không phải bằng thuế, nên trong nghị quyết này cần thể hiện tinh thần đó” - đại biểu đề nghị.
顶: 93766踩: 25133Đại biểu Tạ Thị Yên (Bình Định):
Nghiên cứu các giải pháp phi kinh tế để thu hút dòng vốn đầu tư
Thuế TTTC không mâu thuẫn với quy định về bảo hộ đầu tư với các quy định về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, đối xử đầu tư, bồi thường thiệt hại, trưng dụng, chuyển tiền và thế quyền của các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết.
Vì vậy, Quốc hội cần ban hành nghị quyết quy định về việc áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong cơ cấu lại NSNN, hạn chế tránh thuế, chuyển giá.
Đề nghị sau khi áp dụng thuế TNDN bổ sung, Bộ Tài chính cần có đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN bổ sung với NSNN, để từ đó cân đối lại NSNN trung hạn 5 năm 2021-2025.
Để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI, hy vọng rằng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương sẽ tìm ra được những đòn bẩy kinh tế mới, kể cả các ưu đãi khác hoặc có những giải pháp phi kinh tế mới tương xứng, hữu hiệu, toàn diện, phát huy lợi thế so sánh, cải thiện môi trường đầu tư...
Đại biểu Vũ Tuấn Anh (Phú Thọ):
Nếu không áp dụng, Việt Nam sẽ mất khoản thu thuế lớn
Việc áp thuế TNDN bổ sung theo quy định thuế TTTC là cần thiết, do Việt Nam không thu thuế này thì các nước khác cũng thu.
Bản chất của thuế TTTC là với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi dưới mức tối thiểu toàn cầu là 15%, họ sẽ phải nộp thêm khoản thuế bổ sung để đủ mức 15% theo quy định của OECD.
Do đó, đề nghị đi kèm với cơ chế áp thuế TTTC, cần nghiên cứu thêm chính sách hỗ trợ trở lại để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư. Các chính sách này hiện chưa được Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội.
Tuy nhiên, việc lấy trực tiếp khoản thu thêm để hỗ trợ doanh nghiệp là không khả thi, sẽ vi phạm quy định của OECD. Đây là vấn đề khó. Do đó, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đầu tư, thu hút đầu tư của Việt Nam, vừa đảm bảo giữ chân nhà đầu tư cũ và khuyến khích nhà đầu tư mới rót vốn.
【ty le bong da hôm nay】Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mở ra các cơ hội mới cho Việt Nam
人参与 | 时间:2025-01-11 00:19:38
相关文章
- TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- Hải quan Bình Phước gỡ vướng cho doanh nghiệp cửa khẩu
- Giá ốc hương xuống thấp, người nuôi không biết bán cho ai
- Bám trụ Hà Nội nhờ trợ cấp, vợ chồng thất nghiệp chờ qua giãn cách
- Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
- Long An: Đối thoại với 200 doanh nghiệp có giao dịch liên kết
- Phú Yên: Bưu điện được ủy nhiệm thu thuế khoán
- Kết quả bóng đá ASEAN CUP 2024 (AFF Cup 2024) mới nhất
- Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- Huyện Thanh Chương, Nghệ An: Thu ngân sách đạt 111,3% dự toán
评论专区